Những thành tựu đáng kinh ngạc về khám phá vũ trụ của Trung Quốc

Dũng Minh
08:16 - 26/04/2023
Công dân & Khuyến học trên

Bảo tàng Hàng không Vũ trụ Trung Quốc được hoàn thành và khai trương vào năm 1992. Đây là phòng triển lãm chuyên nghiệp, quy mô lớn về khoa học, công nghệ hàng không vũ trụ ở Trung Quốc và lớn nhất ở Châu Á.

Trong những năm gần đây, ngành hàng không vũ trụ Trung Quốc đã có nhiều thành tựu đáng kể. Một trong những thành tựu đáng chú ý là việc tàu vũ trụ có người lái Thần Châu 13 đã thành công khi quay lại trái đất, mang theo ba phi hành gia Trung Quốc làm việc trên vũ trụ suốt nửa năm.

Sau nửa năm làm việc trên trạm vũ trụ Thiên Cung, ba phi hành gia Trung Quốc đã trở về trái đất an toàn vào ngày 16/4/2022 bằng tàu vũ trụ Thần Châu 13. Đây là một trong những sự kiện quan trọng nhất của ngành hàng không vũ trụ Trung Quốc trong những năm gần đây, ghi dấu ấn trong lịch sử khám phá vũ trụ của nhân loại.

Ngoài Thần Châu 13 và Thiên Cung, Trung Quốc còn có nhiều dự án hàng không vũ trụ khác đạt được thành công lớn, như hệ thống vệ tinh dẫn đường Bắc Đẩu, vệ tinh thông tin lượng tử Mạc Tử, tàu thăm dò Mặt Trăng Hằng Nga... Những thành tựu này đã chứng tỏ sức mạnh và tiềm năng của ngành hàng không vũ trụ Trung Quốc, cũng như góp phần vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này.

Các cuộc triển lãm trong bảo tàng bao gồm lịch sử và tinh thần của ngành hàng không vũ trụ Trung Quốc, vũ khí tên lửa, phương tiện phóng, vệ tinh nhân tạo, chuyến bay vũ trụ có người lái, thám hiểm không gian sâu, số liệu hàng không vũ trụ, triển vọng trong tương lai...

Những thành tựu đáng kinh ngạc về khám phá vũ trụ của Trung Quốc  - Ảnh 2.

Khán giả đã xem mô phỏng cảnh phóng và di chuyển của tên lửa đẩy Trường Chinh 5 tại Bảo tàng Hàng không Vũ trụ Trung Quốc. Ảnh: Ju Huanzong

Những thành tựu đáng kinh ngạc về khám phá vũ trụ của Trung Quốc  - Ảnh 3.

Chỉ trong hai thập kỷ qua, Trung Quốc đã có những bước tiến vượt bậc trên con đường trở thành một cường quốc không gian. Ảnh: Ju Huanzong/Tân Hoa xã

Những thành tựu đáng kinh ngạc về khám phá vũ trụ của Trung Quốc  - Ảnh 4.

Tàu vũ trụ Thường Nga 1 cất cánh vào ngày 24/10/2007 và đi tới quỹ đạo Mặt Trăng vào ngày 7/11/2007, giúp Trung Quốc trở thành quốc gia thứ năm đưa thành công một con tàu vũ trụ vào quỹ đạo của thiên thể này. Ảnh: Ju Huanzong/Tân Hoa xã

Những thành tựu đáng kinh ngạc về khám phá vũ trụ của Trung Quốc  - Ảnh 5.

Vào ngày 15/10/2003, phi hành gia Yang Liwei bay vào không gian trên tàu vũ trụ Thần Châu 5 bằng tên lửa Chường Trinh 2F trong hơn 21 giờ, đưa Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba có khả năng thực hiện chuyến bay vũ trụ độc lập của con người. Ảnh: Ju Huanzong/Tân Hoa xã

Những thành tựu đáng kinh ngạc về khám phá vũ trụ của Trung Quốc  - Ảnh 6.

Khán giả đã đến thăm Bảo tàng Hàng không Vũ trụ Trung Quốc. Ảnh: Ju Huanzong/Tân Hoa xã

Những thành tựu đáng kinh ngạc về khám phá vũ trụ của Trung Quốc  - Ảnh 7.

Trung Quốc bắt đầu nghiên cứu phát triển trạm vụ trụ đầu tiên của nước này từ thập niên 2010 với các nguyên mẫu Thiên Cung 1 và 2 lần lượt được đưa lên quỹ đạo vào tháng 9/2011 và tháng 9/2016. Ảnh: Ju Huanzong/Tân Hoa xã

Những thành tựu đáng kinh ngạc về khám phá vũ trụ của Trung Quốc  - Ảnh 8.

Khoang trở về và dù chính của tàu vũ trụ Thần Châu-4 được trưng bày. Ảnh: Ju Huanzong/Tân Hoa xã

Những thành tựu đáng kinh ngạc về khám phá vũ trụ của Trung Quốc  - Ảnh 9.

Với việc triển khai thành công robot Chúc Dung trên sao Hỏa, Trung Quốc trở thành quốc gia thứ hai đạt được thành tích này sau Mỹ (Liên Xô từng đưa một tàu đổ bộ tới bề mặt sao Hỏa vào năm 1971 nhưng thiết bị đã mất liên lạc chỉ vài giây sau đó). Ảnh: Ju Huanzong/Tân Hoa xã

Những thành tựu đáng kinh ngạc về khám phá vũ trụ của Trung Quốc  - Ảnh 10.

Các kế hoạch đầy tham vọng khác như đưa người lên Mặt Trăng trong tương lai gần, lấy mẫu đất sao Hỏa đem về Trái Đất, khám phá hệ thống sao Mộc và thăm dò ranh giới của hệ Mặt Trời cũng được Trung Quốc nêu rõ trong sách trắng. Ảnh: Ju Huanzong/Tân Hoa xã