Mưa sao băng chưa từng có trong lịch sử sẽ xuất hiện tại Nhật Bản

Dũng Minh
08:24 - 10/04/2023
Công dân & Khuyến học trên

Mưa sao băng nhân tạo ở Nhật Bản năm 2025 là một dự án độc đáo và đầy tham vọng của công ty khởi nghiệp không gian ALE. Mục tiêu của dự án là tạo ra màn trình diễn ánh sáng đẹp mắt và kích thích sự tò mò khoa học của công chúng.

Mưa sao băng chưa từng có trong lịch sử sẽ xuất hiện tại Nhật Bản  - Ảnh 1.

Cảnh tượng mưa sao băng này đã được lên kế hoạch triển khai vào năm 2020, nhưng do sự cố vệ tinh nên màn trình diễn đã phải lùi thời hạn. Ảnh: PL

Sự kiện sẽ đi vào lịch sử khoa học

Trận mưa sao băng đầu tiên trong lịch sử, do con người tạo ra, như các nhà phát triển của dự án này đảm bảo, tính không tự nhiên của nó sẽ rất đáng chú ý...

Để làm được điều này, ALE sẽ phóng hàng trăm vệ tinh nhỏ có chứa các "hạt giống" sao băng vào quỹ đạo Trái Đất ở độ cao 400 km. Các hạt giống này sẽ được phóng xuống một khu vực được chỉ định trên bầu trời và bốc cháy do ma sát khi quay trở lại khí quyển.

Mưa sao băng chưa từng có trong lịch sử sẽ xuất hiện tại Nhật Bản  - Ảnh 2.

Các "hạt giống" sao băng được phóng vào quỹ đạo Trái Đất ở độ cao 400 km. Ảnh: ALE

Vệt sáng do các hạt giống tạo ra sẽ có nhiều màu sắc khác nhau và kéo dài tới 10 giây, lâu hơn so với sao băng tự nhiên. Mưa sao băng nhân tạo sẽ được nhìn thấy từ khoảng cách 200 km.

Thiên thạch nhân tạo này là những quả bóng kim loại có kích thước 1 cm và nặng vài gam. Các kỹ sư trong dự án cho biết, vật liệu được sử dụng là tự nhiên và vô hại, giống hệt như những vật liệu rơi xuống trái đất từ không gian. Hạt sao băng được thiết kế sao cho cháy càng lâu càng tốt khi cọ xát với bầu khí quyển và theo đó, phát sáng trên bầu trời lâu nhất có thể.

Chúng được phóng từ một vệ tinh ở độ cao 400 km. Đây là mức bay của Trạm vũ trụ quốc tế, khi thực hiện nhiệm vụ của mình, vệ tinh cũng sẽ bị đốt cháy hoàn toàn trong các lớp khí quyển dày đặc, giống như những quả bóng. Trong thực tế, không ai có thể nhìn thấy nó.

Mưa sao băng nhân tạo sẽ không chỉ đẹp mà còn rất quan trọng

Thiên thạch nhân tạo sẽ bốc cháy ở độ cao khoảng 80 đến 60 km, đây là tầng trung lưu - chính xác là độ cao mà những ngôi sao băng thực sự bay trên bầu trời. Ở đó, bầu khí quyển đặc đến mức do ma sát với nó, một vật thể rơi xuống sẽ bốc cháy và tan biến.

Các kỹ sư nhấn mạnh rằng sự kiện mưa sao băng nhân tạo sẽ không chỉ đẹp mà còn rất quan trọng theo quan điểm khoa học, vì tầng trung lưu là tầng khí quyển khó nghiên cứu nhất, do nó quá thấp để nghiên cứu vệ tinh và quá cao đối với khí cầu thời tiết.

Bằng cách quan sát hướng đi và sự phát xạ ánh sáng của hạt giống, các nhà khoa học có thể thu thập thông tin về tầng trung lưu của bầu khí quyển Trái Đất.

Đây là khu vực có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu và thời tiết của Trái Đất. Dữ liệu thu được từ mưa sao băng nhân tạo có thể giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về vận tốc gió, thành phần khí và các hiện tượng không gian trong tầng trung lưu.

Kiến thức về các đặc tính của nó sẽ giúp các nhà khoa học dự đoán thời tiết và theo dõi biến đổi khí hậu chính xác hơn.