Những mô hình học tập kinh điển của các dân tộc trên thế giới

Dũng Minh
18:00 - 20/04/2023
Công dân & Khuyến học trên

Có rất nhiều cách học khác nhau trên toàn thế giới, từ ghi chép trên những tấm đất sét cách đây 4000 năm, chúng ta biết rằng, ở thời điểm đó, phương pháp học tập chính của người Sumer là đọc thuộc lòng và viết, đây được cho là ghi chép sớm nhất về việc học tập tri thức có tổ chức của con người.

Những mô hình học tập kinh điển của các dân tộc trên thế giới - Ảnh 1.

Các học sinh, 11 tuổi đang học về - Chủ đề bệnh ung thư. Ảnh: Micheal Anderson

Học thuộc lòng

Đọc thuộc là một trong những mô hình học tập đời nhất, người Sumer đã sử dụng cách đây hơn 4000 năm và phương pháp này vẫn được dùng thường xuyên cho đến ngày nay.

Trên thực tế, học kiến thức nói chung không thể tách rời khỏi việc ghi nhớ, khi gặp kiến thức có nội dung tương đối lớn, học thuộc lòng là biện pháp hiệu quả.

Một ví dụ điển hình là việc ngâm nga và đọc kinh điển từ thời Nho giáo. Các Nho sĩ đọc Tứ Thư theo cách ngâm nga, ngày nay cách đọc thuộc này không còn được sử dụng. Tuy vậy, ở Hàn Quốc, học sinh vẫn giữ được hình thức vừa "hát" vừa đọc.

Ghi nhớ theo cách đọc được áp dụng rộng rãi ở Ấn độ, dân tộc nổi tiếng với khả năng đọc thuộc. Tại trường học ở Ấn Độ, việc đọc được tổ chức trên sân chơi, học sinh đứng đọc sách cùng nhau. Từng nhóm bạn trẻ vừa đọc vừa thực hiện các chuyển động cơ thể.

Trong lịch sử, kinh điển Ấn Độ cổ đại không được ghi chép trên sách vở mà thông qua truyền khẩu, với khối lượng đồ sộ các văn bản được lưu truyền đến ngày nay, chúng ta có thể thấy sức mạnh to lớn của hình thức học cổ xưa này.

Ghi chú học tập

Phương pháp ghi chú học tập, là cách học phổ biến nhất tại Nhật Bản.

Trường học của Nhật rất coi trọng việc ghi chép khi học, bắt đầu từ tiểu học, các môn học sẽ được nhà trường dạy phương pháp ghi chép.

Hiện nay, ghi chép của học sinh Nhật Bản đã là một ngành kinh doanh lớn, các công ty chuyên mua những ghi chú học tập tốt và bán chúng trực tuyến.

Ưu điểm của việc viết ghi chú là kiến thức được củng cố theo hệ thống.

Học qua hỏi đáp

Tiêu biểu là hình thức học Yeshiva của người Do Thái. Yeshiva là nơi người Do Thái tập trung thảo luận, ngày nay được biết với tên gọi Thư viện của cộng đồng người Do Thái hay Thư viện Yeshiva.

So với môi trường yên tĩnh thường thấy tại thư viện, Yeshiva rất ồn ào, người Do Thái thường xếp thành hai nhóm, tay cầm sách, hỏi và trả lời lẫn nhau. Quá trình này khá căng thẳng và đôi khi giống như một cuộc cãi vã.

Với người Do Thái, học vấn đáp được áp dụng tại tất cả các giai đoạn học tập từ mẫu giáo đến đại học. Có một trường đại học nổi tiếng ở New York, Hoa Kỳ áp dụng mô hình là Đại học Yeshiva.

Học bằng thảo luận đa dạng

Hình thức học này khác với hỏi đáp, thông thường là nêu ra vấn đề trước, mọi người phát biểu ý kiến riêng của mình, trong quá trình người tham gia có thể tranh luận với nhau.

Người Pháp áp dụng rộng rãi các cuộc thảo luận, hình thức này đặc biệt được ưa chuộng tại khóa học Triết học. Thảo luận phát triển rộng ngay trong hệ thống trường tiểu học ở Pháp.

Ngoài trường học, cuộc thảo luận về sự đa dạng còn mở rộng đến mọi ngóc ngách của nước Pháp, chẳng hạn như tại quán cà phê. Nhiều hình thức thảo luận áp dụng trong đào tạo hiện nay bắt nguồn từ khung cảnh quán cà phê. Người dẫn chương trình hướng dẫn mọi người đặt chủ đề thảo luận, mọi người khám phá và thu nhận kiến thức về chủ đề thông qua thảo luận.

Chia sẻ xuyên biên giới

Cách học rất giống với thảo luận, thường không có chủ đề cụ thể và nhấn mạnh đến việc trao đổi ý kiến đa dạng.

Tiêu biểu là hình thức bữa tiệc tối tại Đại học Oxford. Bữa tiệc tối là sự kiện quan trọng được tổ chức đặc biệt, tất cả sinh viên đến từ chuyên ngành khác nhau, tham dự trong trang phục lịch sự, cùng giao lưu và truyền cảm hứng.

Ngoài ra, Đại học Oxford thường mời tất cả mọi người trong nhiều lĩnh vực, chính trị, kinh tế, văn học nghệ thuật, giáo dục… đến phát biểu.

Giáo dục hướng vào thi cử

Trên thực tế, giáo dục định hướng thi cử có thể là một trong những cách hiệu quả nhất để hiểu và nắm vững những gì học sinh được học. Mặc dù có nhiều áp lực, căng thẳng và bị không ít chỉ trích, nhưng tính hiệu quả của nó đã được các nền giáo dục như Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản kiểm chứng.

Ở Texas, Hoa Kỳ, có một ngôi trường rất nổi tiếng tên là Texas Mathematical Sciences High School (TAMS). Ngôi trường chỉ có hơn 400 học sinh, nhưng có một cơ chế kiểm tra và tuyển chọn khắt khe, với hơn 30% bị loại. Thành công của TAMS cũng xác thực tính hiệu quả của phương pháp học tập này từ một môi trường văn hóa khác.

Học tập hợp tác lấy học sinh làm trung tâm

Có nhiều hình thức học tập hợp tác, thông thường là hình thức bàn tròn hay hình thức nhóm, đó là phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, các trường học của Mỹ thường áp dụng.

Quy trình chung là giáo viên sắp xếp chủ đề học tập và câu hỏi gợi ý, học sinh chuẩn bị chủ đề, sau đó ngồi quanh bàn tròn, mọi người phát biểu ý kiến, quan điểm của mình và cùng thảo luận để học hỏi lẫn nhau.

Học nhóm thực chất là một biến thể của học bàn tròn, một hình thức học tập hợp tác, người thầy chỉ đóng vai trò hỗ trợ.

Nguồn: Tổng hợp