Bắt nạt học đường khiến nhiều học sinh chịu tổn thương, thậm chí là trầm cảm, tự tử
Ngày 22/5, Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) tổ chức buổi Hội thảo cung cấp thông tin truyền thông với chủ đề "Bắt nạt học đường". Hành vi này thể hiện rất đa dạng dưới nhiều hình thức, không chỉ có hành động mà lời nói hay sự xúc phạm cũng được xác định là bắt nạt học đường.
Thời gian gần đây, rất nhiều sự việc liên quan đến tình trạng bắt nạt học đường diễn ra với nhiều nguyên nhân khác nhau, thậm chí từ những vấn đề tưởng chừng rất nhỏ nhưng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm lý, sức khỏe thể chất của trẻ. Điển hình như trường hợp một nữ sinh ở Vinh tự tử mới đây khiến dư luận dậy sóng.
Theo các chuyên gia, sự việc chỉ bắt đầu từ việc bị cô lập, nói xấu, nhưng không được phát hiện và xử lý kịp thời dẫn tới hậu quả vô cùng đau xót.
Cách đây không lâu, qua phản ánh của báo chí, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ra văn bản xác minh sự việc một nữ sinh lớp 8 ở Hoài Đức bị đánh hội đồng. Mới nhất là sự việc, một nam sinh bị bạn đánh gãy răng hàm trên cũng khiến nhiều phụ huynh không khỏi bàng hoàng. Vậy có những loại bắt nạt học đường nào và ảnh hưởng đến trẻ ra sao?
Bắt nạt có nhiều hình thức khác nhau
Bác sĩ chuyên khoa II, Nguyễn Hoàng Yến - Phòng Sức khỏe tâm thần trẻ em và thanh thiếu niên (Viện Sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, bắt nạt học đường là việc sử dụng vũ lực, ép buộc, trêu chọc, đe doạ, lạm dụng được lặp đi, lặp lại của người mạnh mẽ hơn về thể chất hoặc quyền lực hơn về địa vị xã hội đối với những người yếu thế.
Cụ thể, bác sĩ Hoàng Yến chỉ rõ các kiểu bắt nạt gồm có:
Bằng lời nói: Kiểu bắt nạt này được thực hiện bằng lời nói, đây là loại thường gặp nhất. Đối tượng bắt nạt, sử dụng giọng nói hoặc một số hình thức ngôn ngữ cơ thể nhắm tới nạn nhân, ví dụ như gọi tên, biệt danh, lan truyền tin đồi hoặc lời nói không đúng sự thật về nạn nhân. Ngoài ra, la hét, dùng ngôn từ thô lỗ, chế giễu hoặc cười nhạo đều được xếp vào hành vi
Bắt nạt thể chất: Hành vi đánh nhau, xô đẩy, phá hủy tài sản... thường xảy ra sau khi có các loại bắt nạt khác trước đó như bằng lời nói, đe dọa, trêu chọc. Hành vi dạng này có thể để lại hậu quả nặng nề về cả thể chất và tinh thần cho nạn nhân.
Bằng quan hệ xã hội: Đây là dạng sử dụng mối quan hệ với mục đích làm tổn hại danh tiếng hoặc vị thế xã hội của nạn nhân. Không giống hai loại trên, loại bắt nạt này không công khai và có thể kéo dài mà không bị chú ý.
Bắt nạt qua mạng: Biểu hiện bằng cách, đối tượng sử dụng công nghệ để
Bắt nạt tình dục: Đối tượng sử dụng hành vi hoặc lời nói tác động đến giới tính hoặc các vấn đề thuộc về giới tính của người khác. Ngoài ra, hành vi đụng chạm vào phần cơ thể nhạy cảm hoặc sử dụng ngôn ngữ xúc phạm về tình dục cũng được coi là bắt nạt tình dục.
Bắt nạt ảnh hưởng rất lớn đến thể chất, tinh thần của học sinh
Bác sĩ Hoàng Yến cho biết, hành vi bắt nạt là vấn đề nghiêm trọng, có tác động ngắn hạn và dài hạn đối với nạn nhân. Điều đáng nói, hành vi này sẽ kéo theo hàng loạt vấn đề khác như:
Sức khỏe thể chất: Nạn nhân có thể bị ảnh hưởng ngay sau khi bị bắt nạt, điển hình là nhiều trẻ phải nhập viện sau những vụ bạo hành hay bạo lực học đường. Những trẻ bị bắt nạt thường có sức khỏe thể chất kém so với bạn đồng trang lứa.
Stress cấp tính và kéo dài: Việc lặp đi lặp lại của hành vi bắt nạt làm thay đổi sự đáp ứng với stress của nạn nhân. Đặc biệt, trong thời gian dài, hệ thống hormone đáp ứng stress suy giảm chức năng và dẫn đến phản ứng căng thẳng yếu đi, từ đó dẫn tới các vấn đề như rối loạn giấc ngủ, cảm xúc, chú ý, học tập…
Các vấn đề trầm cảm, lo âu: Theo bác sĩ Hoàng Yên, nhiều nghiên cứu cho thấy, thanh thiếu niên bị bắt nạt thường gặp các vấn đề như: Lòng tự trọng thấp, cảm thấy chán nản, lo lắng và cô đơn... Ngoài ra, những nạn nhân từng bị bắt nạt trên mạng cho thấy mức độ trầm cảm và có ý định tự tử cao... dẫn đến thái độ thù địch bên ngoài và dễ có hành vi phạm pháp hơn người khác.
Đặc biệt, hành vi này có thể làm tăng nguy cơ tự sát, nghiện chất cấm và giảm thành tích học tập của trẻ. Vì vậy, phát hiện và can thiệp kịp thời sẽ giúp trẻ vượt qua hành vi bắt nạt, đồng thời tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
Bác sĩ Hoàng Yên cho biết, để giải quyết vấn đề này trước hết cần xây dựng môi trường, nhà trường nói không với bắt nạt học đường; giáo dục cho học sinh về việc tôn trọng quyền cá nhân, sức khoẻ, nhân phẩm của người khác; tăng cường vai trò của giáo viên, nhân viên tâm lý và gia đình trong đánh giá và giải quyết các vấn đề về bắt nạt học đường.
Đồng thời, xã hội cần đẩy mạnh công tác truyền thông, hợp tác liên ngành, cung cấp đường dây nóng... kết hợp nhiều biện pháp để giải quyết. Với những trường hợp bị ảnh hưởng sức khỏe, tâm lý thì cần đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để được can thiệp kịp thời.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.
Đăng nhập để tham gia bình luận
Đăng nhập với
Facebook Google