Triển lãm ảnh "Di sản văn hóa, du lịch các vùng Kinh đô Việt Nam"

Dũng Minh
19:27 - 14/04/2023
Công dân & Khuyến học trên

Triển lãm ảnh "Di sản văn hóa, du lịch các vùng Kinh đô Việt Nam" tại Quảng trường Hùng Vương (thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) trong thời gian từ 21 - 29/4/2023. Đây là hoạt động nhằm tôn vinh những di sản văn hóa của Việt Nam được UNESCO ghi danh và giới thiệu những giá trị văn hóa di sản các vùng Kinh đô Việt Nam.

Theo Quyết định số 916/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức Triển lãm ảnh "Di sản văn hóa, du lịch các vùng Kinh đô Việt Nam" vừa được Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông ký ban hành. Theo đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức Triển lãm ảnh "Di sản văn hóa, du lịch các vùng Kinh đô Việt Nam" tại Quảng trường Hùng Vương (thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) trong thời gian từ 21 - 29/4/2023.

Giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản

Triển lãm "Di sản văn hóa, du lịch các vùng Kinh đô Việt Nam" tại tỉnh Phú Thọ được tổ chức nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch) và Lễ kỷ niệm 20 năm thực hiện Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa Phi vật thể.

Đây là hoạt động nhằm tôn vinh những di sản văn hóa của Việt Nam được UNESCO ghi danh và giới thiệu những giá trị văn hóa di sản các vùng Kinh đô Việt Nam; giới thiệu với nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế về bề dày lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam và tiềm năng phát triển du lịch từ di sản văn hóa và danh lam thắng cảnh của các vùng Kinh đô.

Thông qua triển lãm nhằm nâng cao trách nhiệm cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ trong công tác giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa để có những đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển đất nước trong thời kỳ hội nhập.

Giới thiệu bề dày lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam

Theo Kế hoạch, triển lãm ảnh "Di sản văn hóa, du lịch các vùng Kinh đô Việt Nam" trưng bày ảnh nghệ thuật về di sản văn hóa được UNESCO ghi danh (di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, di sản văn hóa thiên nhiên, di sản văn hóa và thiên nhiên, di sản tư liệu).

Cùng với đó, triển lãm trưng bày ảnh nghệ thuật về di sản văn hóa, du lịch các vùng Kinh đô Việt Nam (gồm các tỉnh: Phú Thọ, Ninh Bình, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế và Hà Nội) với những nội dung: Di sản văn hóa vật thể, phi vật thể quốc gia; Các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu; Các danh lam, thắng cảnh tiêu biểu; Các lễ hội văn hóa truyền thống; Các hoạt động văn hóa tiêu biểu; Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa; Các địa danh du lịch nổi tiếng.

Triển lãm ảnh "Di sản văn hóa, du lịch các vùng Kinh đô Việt Nam" sẽ chính thức khai mạc vào tối 21/4 cùng với lễ khai mạc "Lễ hội Đền Hùng và tuần văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm 2023" và "Tuần lễ di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh".

Việt Nam hiện có 8 địa danh là Di sản thế giới được UNESCO công nhận. 5 trong số đó là di sản văn hoá, 2 là di sản tự nhiên và 1 di sản hỗn hợp. Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, Vịnh Hạ Long là những di sản thiên nhiên. Quần thể di tích Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long và Thành nhà Hồ là những di sản văn hoá. Quần thể danh thắng Tràng An là Di sản hỗn hợp duy nhất tại Việt Nam và Đông Nam Á,và là một trong số ít 38 di sản hỗn hợp được UNESCO công nhận.

Triển lãm ảnh "Di sản văn hóa, du lịch các vùng Kinh đô Việt Nam" - Ảnh 2.

Hoàng thành Thăng Long được xây dựng vào thế kỷ XI dưới triều nhà Lý ở Việt Nam, đánh dấu nền độc lập của Đại Việt. Được xây dựng trên tàn tích của một pháo đài Trung Quốc vào thế kỷ VII, nơi đây là trung tâm chính trị và quyền lực của Đại Việt trong suốt 13 thế kỷ. Ảnh: Wiki

Triển lãm ảnh "Di sản văn hóa, du lịch các vùng Kinh đô Việt Nam" - Ảnh 3.

Thành nhà Hồ được xây dựng vào thế kỷ XIV dựa trên những nguyên tắc của phong thủy là minh chứng cho sự phồn thịnh Nho giáo vào thế kỷ XIV ở Việt Nam cũng như đông Á. Ảnh: FL

Triển lãm ảnh "Di sản văn hóa, du lịch các vùng Kinh đô Việt Nam" - Ảnh 4.

Với vai trò là kinh thành của một Việt Nam thống nhất năm 1802, Huế không chỉ là trung tâm chính trị mà còn là trung tâm văn hóa và tôn giáo dưới triều nhà Nguyễn cho tới năm 1945. Ảnh: PL

Triển lãm ảnh "Di sản văn hóa, du lịch các vùng Kinh đô Việt Nam" - Ảnh 5.

Thánh địa Mỹ Sơn, trong khoảng từ thế kỷ IV và đến XIII, một nền văn hóa độc đáo bắt nguồn từ văn hóa Ấn Độ giáo trỗi dậy ở duyên hải ven biển của Việt Nam. Điều này được thể hiện qua những tàn dư của một quần thể tháp - đền thờ tọa lạc tại cố đô của vương quốc cổ Champa. Ảnh: PL

Triển lãm ảnh "Di sản văn hóa, du lịch các vùng Kinh đô Việt Nam" - Ảnh 6.

Phố cổ Hội An là một ví dụ nổi bật cho một cảng thương mại của Đông Nam Á vào thế kỷ XV tới thế kỷ XIX. Các kiến trúc và đường sá của Hội An phản ánh những nét ảnh hưởng của văn hóa bản địa và ngoại quốc đã tạo nên nét độc đáo cho di sản này. Ảnh: PL

Triển lãm ảnh "Di sản văn hóa, du lịch các vùng Kinh đô Việt Nam" - Ảnh 7.

Quần thể danh thắng Tràng An gồm các núi đá vôi xen kẽ các thung lũng và các vách đá dốc. Quần thể còn bao gồm chùa, đền thờ, ruộng lúa và các làng nhỏ… Ảnh: IT

Triển lãm ảnh "Di sản văn hóa, du lịch các vùng Kinh đô Việt Nam" - Ảnh 8.

Vịnh Hạ Long nằm trong Vịnh Bắc Bộ là một quần thể gồm hơn 1.600 đảo lớn nhỏ, tạo nên một phong cảnh tuyệt đẹp giữa biển với những cột đá vôi nhô lên. Hầu hết những hòn đảo đều không có người và không có sự tác động của con người do đặc tính dốc của chúng. Ảnh: PL

Triển lãm ảnh "Di sản văn hóa, du lịch các vùng Kinh đô Việt Nam" - Ảnh 9.

Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có diện tích 126.236 héc ta và có chung đường biên giới với Khu bảo tồn thiên nhiên Hin Namno của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Vườn quốc gia bao gồm các cao nguyên đá vôi và rừng nhiệt đới. Bao gồm các đa dạng địa lý tuyệt vời, nhiều hang động và sông ngầm, vườn quốc gia có một hệ sinh thái phong phú cùng nhiều loài sinh vật đa dạng. Ảnh: Wiki