Chùa Chén Kiểu lộng lẫy ghép từ ngàn tấn sành sứ

Thuỵ Văn
12:15 - 14/04/2023
Công dân & Khuyến học trên

Khoảng gần 30 tấn sành sứ phế liệu các loại được sử dụng để ốp lên các bức tường của chùa Sro Loun (Sóc Trăng) khi xây dựng lại năm 1969. Đây là ngôi chùa hiện có trường học trong khuôn viên chùa dành cho thiếu niên học đạo theo phong tục tín ngưỡng của người Khmer Nam Bộ.

Chùa Chén Kiểu lộng lẫy ghép từ ngàn tấn sành sứ  - Ảnh 1.

Chùa Sro Loun hiện nổi tiếng nhất trong hệ thống các chùa cổ Phật giáo Nam tông của người Khmer Nam Bộ. Ảnh: TTH

Chùa Chén Kiểu tên chính thức là chùa Sro Loun có nguồn gốc từ chữ Chro Luong – là tên của 1 con rạch chạy dọc theo đường làng trước đây ở gần chùa và tên gọi ấy đồng thời cũng được dùng để đặt tên chùa.

Chính vì chùa được ốp lên hàng ngàn tấn sành sứ phế liệu nên chùa đến nay thường được gọi là chùa Chén Kiểu. Ngôi chùa cũng trở nên nổi tiếng vì phong cách kiến trúc “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam. Chùa tọa lạc tại xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng, nằm ngay bên đường từ thành phố Sóc Trăng đi về hướng thành phố Bạc Liêu.

Năm 2012, chùa Chén Kiểu xây dựng thêm khu sala, trường học trong khuôn viên chùa và đã có thêm khoảng 9.000 chiếc chén, đĩa tiếp tục được dùng để trang trí, ốp các bức tường công trình. Trước đó, trong quá trình xây dựng, do thiếu vật liệu nên các vị sư đã nảy ra sáng kiến là quyên góp chén, dĩa từ bà con trong phum, sóc để ốp lên tường. Ý tưởng này vừa tiết kiệm kinh phí xây dựng, vừa tạo nên những họa tiết trang trí ấn tượng.

Việc ốp các mảnh sành sứ thành các hoạ tiết, chi tiết chìm nổi trong kiến trúc chùa thể hiện sức sáng tạo của người Khmer, đồng thời cũng cho thấy hệ thống chùa chiền Phật giáo Nam bộ rất gần gũi với đời sống, kiến trúc và văn hoá được bản địa hoá rất đậm nét. 

Người Khmer cũng coi chùa là nơi chốn lưu giữ tâm linh, là trường học giáo lý thành người. Nam giới người Khmer thường có vài tháng đến vài năm theo học trong chùa trước khi thành nam giới trưởng thành ra đời lập nghiệp có trách nhiệm và đóng góp cho gia đình, xã hội.

Các công trình trong chùa Chén Kiểu đều được ốp lên các mảnh sành sứ để tạo ra hoạ tiết trang trí. Ảnh: TTH

Chùa Chén Kiểu lộng lẫy ghép từ ngàn tấn sành sứ  - Ảnh 3.

Vẻ lộng lẫy của ngôi chùa Phật giáo Nam tông đặc trưng ở chùa Chén Kiểu. Ảnh: TTH

Chùa Chén Kiểu lộng lẫy ghép từ ngàn tấn sành sứ  - Ảnh 4.

Cây hoa sala được trồng nhiều trong khuôn viên chùa - loài hoa cũng được lấy tên để đặt cho khu học tập của thanh thiếu niên trong chùa. Ảnh: TTH

Chùa Chén Kiểu lộng lẫy ghép từ ngàn tấn sành sứ  - Ảnh 5.

Kiến trúc trong và bên ngoài toàn bộ công trình chùa Chén Kiểu được ốp lên các mảnh sành sứ đủ màu sắc. Ảnh: TTH

Chùa Chén Kiểu lộng lẫy ghép từ ngàn tấn sành sứ  - Ảnh 6.

Khu tháp sau chùa Chén Kiểu. Ảnh: TTH

Chùa Chén kiểu lộng lẫy ghép từ ngàn tấn sành sứ  - Ảnh 7.

Các tháp nội bộ trong khuôn viên sau chùa Chén Kiểu. Ảnh: TTH

Chùa Chén Kiểu lộng lẫy ghép từ ngàn tấn sành sứ  - Ảnh 8.

Từng ngôi tháp dù nhỏ hay lớn cũng đều trang trí bằng mảnh sành sứ. Ảnh: TTH

Chính màu sắc của sành sứ và sơn son đã làm nên vẻ lộng lẫy của chùa Chén Kiểu. Ảnh: TTH 

Chùa Chén Kiểu lộng lẫy ghép từ ngàn tấn sành sứ  - Ảnh 10.

Học trò là thanh thiếu niên trong phum sóc rất quen thuộc với khuôn viên chùa Chén Kiểu. Ảnh: TTH

Chùa Chén Kiểu lộng lẫy ghép từ ngàn tấn sành sứ  - Ảnh 11.

Đặc sản bánh pía - loại bánh đậm vị đồng bằng khởi sinh từ vùng Sóc Trăng và các phum sóc nơi đây. Ảnh: TTH