Quy định số lượng giáo viên được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên, quy định chức danh nghề nghiệp hạng II và tương đương tối đa không quá 50%.
Quy định số lượng viên chức được thăng hạng chức danh nghề nghiệp
Ngày 5/1/2024, Bộ Nội vụ ban hành Văn bản số 64/BNV-CCVC về hướng dẫn xác định cơ cấu ngạch công chức và cơ cấu hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
Theo đó, giáo viên là viên chức làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập chịu ảnh hưởng của quy định này như sau:
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư (đơn vị tự chủ nhóm 1) và đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên (đơn vị tự chủ nhóm 2):
Chức danh nghề nghiệp hạng I và tương đương: tối đa không quá 20%; chức danh nghề nghiệp hạng II và tương đương: tối đa không quá 50%; chức danh nghề nghiệp hạng III và tương đương trở xuống (nếu có): tối đa không quá 30%.
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (đơn vị tự chủ nhóm 3) và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (đơn vị tự chủ nhóm 4):
Chức danh nghề nghiệp hạng I và tương đương: tối đa không quá 10%; chức danh nghề nghiệp hạng II và tương đương: tối đa không quá 50%; chức danh nghề nghiệp hạng III và tương đương trở xuống (nếu có): tối đa không quá 40%.
Để thống nhất trong quá trình triển khai, Bộ Nội vụ cũng lưu ý các bộ, ngành, địa phương về một số điểm cơ bản sau đây (trích): Cơ cấu ngạch công chức và cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức nêu trên không bao gồm công chức lãnh đạo, quản lý và viên chức quản lý.
Ví dụ, một trường trung học phổ thông có 100 giáo viên, trong đó hiệu trưởng 1 vị trí, hiệu phó 2 vị trí thì sẽ cần 9,7 giáo viên hạng I; 51,6 giáo viên hạng II và 41,2 giáo viên hạng III.
Nghị định 85/2023/NĐ-CP quy định điều kiện đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp: Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn liền kề hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ trong cùng lĩnh vực nghề nghiệp.
Như vậy, không phải giáo viên nào cũng được xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp được quy định ở các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và còn tuỳ thuộc vào đặc thù của từng trường học.
Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp tổ chức xét thăng hạng
Nghị định 85/2023/NĐ-CP sửa đổi Điều 33 phân công, phân cấp tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp và thẩm quyền quản lý, sử dụng viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập.
Trong đó, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này (Đối với đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư và đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm chi thường xuyên thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc tuyển dụng viên chức.):
Tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng I xếp lương loại A3 theo phân cấp, ủy quyền.
Tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng I xếp lương loại A2 và từ hạng II trở xuống đối với viên chức làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập phù hợp với vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp đã được phê duyệt.
Quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp, xếp lương, nâng bậc lương (thường xuyên, trước thời hạn), phụ cấp thâm niên vượt khung đối với viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I trở xuống (bao gồm cả chức danh nghề nghiệp hạng I xếp lương viên chức loại A3) thuộc phạm vi quản lý.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.
Đăng nhập để tham gia bình luận
Đăng nhập với
Facebook Google