Những điều cần làm để bản thân tìm thấy hạnh phúc trong cuộc đời

Ly Hương
07:00 - 29/05/2024
Công dân & Khuyến học trên

Câu nghị luận xã hội đề khảo sát môn Ngữ văn 12 (lần 2) tỉnh Ninh Bình yêu cầu học sinh bàn luận về những điều cần làm để bản thân tìm thấy hạnh phúc trong cuộc đời.

Những điều cần làm để bản thân tìm thấy hạnh phúc trong cuộc đời- Ảnh 1.

Những điều cần làm để bản thân tìm thấy hạnh phúc trong cuộc đời- Ảnh 2.

Gợi ý đáp án

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1. Thể thơ tự do.

Câu 2. Các tính từ miêu tả hạnh phúc: thơm, xanh, dịu dàng, vô tư, đầy vơi.

Câu 3. Cách hiểu về nội dung đoạn thơ: "quả": chỉ thành quả, giá trị đạt được từ cống hiến. "Im lặng", "dịu dàng": chỉ sự âm thầm, khiêm tốn.

Đoạn thơ khẳng định: hạnh phúc là thành quả mà con người cần biết tận hưởng theo đúng nghĩa; có thể đó chỉ là những trái ngọt rất nhỏ bé, bình dị nhưng lại hết sức thiêng liêng trong cuộc đời mà ta cần phải trân trọng. Đây là lối sống đẹp mang đến cho con người sự bình yên, trong trẻo của tâm hồn.

Câu 4. Nhận xét quan niệm về hạnh phúc trong bài thơ: Quan niệm về hạnh phúc trong bài thơ: là những gì giản dị, đẹp đẽ, nỗ lực, bền bỉ, cống hiến hết mình; là sự khiêm tốn, chân thành, biết nâng niu trân trọng những gì mình có; là lối sống vô tư không vụ lợi (cho - nhận). Đây là quan niệm sâu sắc, tích cực, mang tới bài học quý giá cho mỗi người.

II. LÀM VĂN

Câu 1. Suy nghĩ về những điều cần làm để bản thân tìm thấy hạnh phúc trong cuộc đời: Hạnh phúc là trạng thái cảm xúc của con người khi được thỏa mãn nhu cầu về vật chất hoặc tinh thần.

Để tìm thấy hạnh phúc mỗi người cần nỗ lực và có ý thức, hành động cụ thể, thiết thực: nhận thức được hạnh phúc không ở đâu xa mà có ngay trong những điều bình dị, nhỏ bé nên cần trân trọng nâng niu những giá trị của hiện tại, những mối quan hệ với mọi người xung quanh; học cách suy nghĩ lạc quan; đặt mục tiêu cho bản thân; nỗ lực sống là chính mình; đón nhận và giải quyết mọi thử thách của cuộc sống một cách chủ động, tích cực.

Câu 2. Phân tích nhận vật Mị trong đoạn trích; liên hệ với hình ảnh Mị trong đêm tình mùa xuân để chỉ ra bước tiến trong nhận thức và hành động của nhân vật khi muốn giải thoát chính mình.

* Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn trích

* Phân tích nhân vật Mị trong đoạn trích

- Hoàn cảnh của Mị: sau đêm tình mùa xuân bị trói đứng vào cột, Mị trở lại với kiếp sống lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa, cuộc sống lặp lại vô hồn, vô cảm: hằng đêm trở dậy thổi lửa hơ tay, hơ lưng, chỉ biết đến ngọn lửa, không quan tâm đến thế giới xung quanh.

- Yếu tố làm Mị thức tỉnh: dòng nước mắt của A Phủ.

- Diễn biến tâm trạng và hành động của Mị: Diễn biến tâm trạng rất phức tạp, đan xen nhiều trạng thái, gồm cả cảm xúc và ý thức: Mị thương mình  đồng cảm, thương xót cho A Phủ; căm hận cha con nhà thống lí Pá Tra; day dứt, giằng xé: muốn cứu A Phủ những vẫn lo lắng và sợ hãi  cuối cùng đã chiến thắng chính nỗi sợ của bản thân, quyết định hành động.

Hành động: Cắt dây trói cứu A Phủ: hành động nhanh chóng, khéo léo, kiên quyết. Chạy theo A Phủ: Mị đấu tranh để lựa chọn và rất nhanh chóng, Mị quyết định chạy theo A Phủ. Chính khát khao sống bùng lên đã thôi thúc bước chân Mị.

Tâm trạng và hành động của nhân vật được thể hiện chân thực, sinh động bằng cách kết hợp điểm nhìn bên trong và bên ngoài, ngôn ngữ nửa trực tiếp, các chi tiết nghệ thuật giàu ý nghĩa.

* Chỉ ra bước tiến trong nhận thức và hành động của nhân vật Mị

- Hình ảnh của Mị trong đêm mùa xuân và đêm mùa đông: Đêm mùa xuân: có lòng yêu sống, có nhận thức và hành động để thực hiện khát vọng sống nhưng không kiên quyết dứt khoát  bị vùi dập, bị lấn át  sống cam chịu nhẫn nhục, trở lại làm con rùa lùi lũi trong xó cửa, sống kiếp ngựa trâu câm lặng, tê dại.

+ Đêm mùa đông: có nhận thức sâu sắc, có tình thương yêu đồng loại  thực hiện liên tiếp 2 hành động dứt khoát: cắt dây trói (sẵn sàng chấp nhận cái chết: chết để được sống theo đúng nghĩa); vùng chạy theo A Phủ (đối diện với hiểm nguy để tự giải thoát cho chính mình).

- Như vậy từ đêm mùa xuân đến đêm mùa đông, Mị đã có bước tiến về nhận thức và hành động: không trông chờ, ỷ lại, phó mặc mà nỗ lực đấu tranh tự giải thoát chính bản thân mình bằng ý chí nghị lực và lòng quyết tâm. Đây chính là một phẩm chất để thúc đẩy Mị đi theo cách mạng sau này, trở thành một người phụ nữ dũng cảm, dám đứng lên bảo vệ mình và góp phần bảo vệ quê hương, đất nước.

Bình luận của bạn

Bình luận