Đề khảo sát Ngữ văn: Đừng chọn an nhàn khi còn trẻ
Đoạn trích trong tác phẩm "Đừng chọn an nhàn khi còn trẻ" của tác giả Cảnh Thiên được chọn làm ngữ liệu đề khảo sát chất lượng môn Ngữ văn 12 của tỉnh Hải Dương.
Gợi ý đáp án
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.
Câu 2. Theo tác giả, mưu cầu an nhàn gây ra những nguy hại là: Bất cứ lúc nào chúng ta cũng có khả năng bị nguy cơ xâm nhập. Chúng ta ngày càng trở nên an dật, yếu đuối, mất hết sức chống chọi.
Câu 3. Chỉ ra được biện pháp tu từ so sánh: So sánh thói lười biếng giống như gỉ sét. Hiệu quả: Giúp lời văn trở nên sinh động, giàu sức gợi hình, gợi cảm. Nhấn mạnh hậu quả do thói lười biếng gây ra còn nguy hại hơn cả sự lao động vất vả. Nó ăn mòn năng lực của con người, làm cho con người trở nên trì trệ, hoen rỉ. Từ đó phê phán thói lười biếng.
Câu 4. Gợi ý: Không để sự lười biếng ăn mòn bản thân. Không nên chỉ mưu cầu an nhàn. Cần bước qua khỏi vùng an toàn để khẳng định mình.
II LÀM VĂN
Câu 1. Chúng ta cần phải bước qua vùng an toàn để: Trở nên mạnh mẽ, vượt qua nỗi sợ hãi, tự tin với chính mình, không bỏ cuộc trước những khó khăn, thử thách. Có trải nghiệm mới mẻ, khám phá, phát hiện ra những năng lực mới của bản thân. Không bị tụt hậu trước sự thay đổi của cuộc sống.
Có kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, sáng tạo. Mở rộng mối quan hệ xã hội, tăng cường kĩ năng giao tiếp. Có nhiều cơ hội để thành công.
Câu 2. Cảm nhận về tám câu đầu bài thơ "Việt Bắc"; từ đó, nhận xét tính dân tộc được thể hiện trong đoạn thơ.
* Giới thiệu tác giả Tố Hữu, bài thơ "Việt Bắc", vấn đề cần nghị luận
* Cảm nhận đoạn thơ:
- Bốn câu thơ đầu: Nỗi lòng của người ở lại: Mượn lời ướm hỏi, người ở lại vừa bộc bạch nỗi nhớ thương vừa thăm dò và đòi hỏi nhớ thương.
Nhắc nhở, khơi gợi kỉ niệm về một giai đoạn cách mạng đầy gian khổ mà sâu nặng nghĩa tình. Nhắc nhở và khẳng định Việt Bắc là cội nguồn của mọi thắng lợi, cội nguồn cách mạng.
- Bốn câu sau: Tiếng lòng của người đi. Khẳng định sự đồng cảm, thấu hiểu sâu sắc tâm tư và nỗi lòng của người ở lại. Bày tỏ nỗi lòng bâng khuâng nghẹn ngào chẳng thể thốt nên lời trước cảnh chia li. Từ đó khẳng định tấm lòng thuỷ chung son sắt của người về. Bày tỏ tình yêu thiết tha với quê hương, con người Việt Bắc.
- Nghệ thuật: Thể thơ lục bát, lối hát đối đáp, đại từ xưng hô "mình – ta" tạo giọng điệu mượt mà, ngọt ngào, tha thiết.
Đại từ phiếm chỉ "ai" tạo tiếng nói đồng vọng trong thơ. Vận dụng khéo léo các biện pháp tu từ: điệp ngữ, câu hỏi tu từ, đối, hoán dụ... mở ra thế giới tâm trạng phong phú của chủ thể trữ tình.
Nhiều từ ngữ, hình ảnh trong sáng gắn với quê hương Việt Bắc gợi khung cảnh chia li chân thực, gợi cảm.
Nhận xét tính dân tộc thể hiện qua đoạn thơ:
Mượn cuộc chia li giữa người đi và người ở, tác giả đã viết về một vấn đề lịch sử có ý nghĩa trọng đại. Qua đó thể hiện tình yêu quê hương đất nước và nghĩa tình cách mạng thiết tha.
Đoạn thơ cũng thể hiện những vẻ đẹp truyền thống văn hoá của dân tộc Việt Nam ta. Đó là truyền thống về lối sống giàu yêu thương, nghĩa tình, chung thuỷ. Đoạn thơ còn thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết của con người Việt Nam.
- Nghệ thuật: Tính dân tộc thể hiện trên nhiều phương diện như: Đoạn thơ viết về đề tài quen thuộc: chia ly, tình yêu quê hương đất nước. Vận dụng thể thơ lục bát truyền thống, lối đối đáp, xưng hô mình - ta quen thuộc, đậm màu sắc ca dao. Cách nói giàu hình ảnh, giọng điệu ngọt ngào, giàu nhạc tính, mang chất liệu dân gian.
Mượn lối đối đáp, xưng hô "ta- mình" quen thuộc của ca dao nhà thơ đã thể hiện một quan hệ mới: quan hệ giữa người ở lại - quê hương kháng chiến, cội nguồn cách mạng với người ra đi - hình ảnh biểu trưng cho nhân dân kháng chiến. Đó chính là tình cảm đậm đà thắm thiết giữa đất nước với nhân dân và ngược lại.
- Đánh giá: Đoạn thơ là khúc nhạc dạo đầu cho cuộc chia li lịch sử đầy ắp nỗi nhớ nhung, yêu thương, sắt son, chung thuỷ giữa người ở và người đi. Là đoạn thơ khơi nguồn cảm xúc và thể hiện cảm xúc chủ đạo của tác phẩm. Đoạn thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.
Đăng nhập để tham gia bình luận
Đăng nhập với
Facebook Google