Đề thi Ngữ văn: Sự cần thiết của việc tự nâng cao kĩ năng trong bối cảnh toàn cầu hóa
Câu nghị luận xã hội đề thi thử môn Ngữ văn tỉnh Nam Định yêu cầu học sinh bàn về sự cần thiết của việc tự nâng cao kĩ năng trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Gợi ý đáp án
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính nghị luận.
Câu 2. Sinh viên Ấn Độ đã hiểu ra những vấn đề: Họ không chỉ cạnh tranh trong thị trường lao động địa phương, mà còn phải cạnh tranh với mọi sinh viên trên thế giới. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, bất kỳ ai cũng có thể kiếm được việc làm tốt hơn, lương tốt hơn bằng việc phát triển tri thức và kỹ năng.
Câu 3. Vai trò của kỹ năng trong quá trình làm việc của nhân công được thể hiện qua đoạn văn là: Kỹ năng có vai trò quan trọng trong việc tạo ra hiệu suất công việc trong quá trình làm việc. Kỹ năng có vai trò trong việc đánh giá năng lực của nhân công. Kỹ năng có vai trò trong việc tạo cơ hội phát triển cho những nhân công có tiềm năng.
Câu 4. Ý kiến của tác giả đã khẳng định: Đối với mỗi công việc đều cần một kỹ năng làm việc tương ứng, và khi kỹ năng làm việc được xác định thì người quản lý sẽ chọn nhân lực dựa trên tiêu chí đáp ứng kỹ năng làm việc chứ không dựa vào bằng đại học.
Suy nghĩ về định hướng nghề nghiệp cho bản thân: Lựa chọn nghề nghiệp cần dựa vào kiến thức và kĩ năng đã có của bản thân hoặc đang từng bước trang bị cho bản thân. Cần tìm hiểu sâu về nghề nghiệp đã lựa chọn để xác định chính xác những kĩ năng làm việc cần có để bồi dưỡng, phát triển kĩ năng đó.
Lựa chọn các trường đại học phù hợp với nghề nghiệp đã chọn và quá trình học đại học không chỉ dừng lại ở việc nắm vững những tri thức cần thiết mà nhà trường đã cung cấp mà còn cần phải trang bị những kỹ năng thực tế mà nghề nghiệp yêu cầu.
II. LÀM VĂN
Câu 1. Sự cần thiết của việc tự nâng cao kỹ năng trong bối cảnh toàn cầu hóa:
Tự nâng cao kỹ năng góp phần phát triển và hoàn thiện bản thân, từ đó tạo ra nhiều cơ hội cho bản thân trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Mỗi cá nhân khi tự nâng cao kỹ năng sẽ góp phần tạo ra những môi trường làm việc chuyên nghiệp, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng, xã hội.
Câu 2. Phân tích đoạn trích; nhận xét tính chất trữ tình chính trị của thơ Tố Hữu trong đoạn trích.
Giới thiệu khái quát về tác giả Tố Hữu, tác phẩm "Việt Bắc" và đoạn trích
Phân tích đoạn trích
- Đoạn thơ thể hiện nỗi nhớ nồng nàn, da diết của người ra đi đối với cảnh sắc và con người Việt Bắc trong kháng chiến:
+ Nỗi nhớ xao xuyến, vơi đầy khi tìm về với khung cảnh, địa danh thân thuộc (trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương, bản khói cùng sương, ngòi Thia, Sông Đáy, suối Lê, bờ nứa, rừng tre…).
+ Nỗi nhớ gắn liền với niềm xúc động thấm thía, sâu xa khi gợi nhắc về những tháng ngày "đồng cam cộng khổ" và những ân tình của đồng bào Việt Bắc (chia củ sắn lùi, bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng, người mẹ nắng cháy lưng…).
+ Nỗi nhớ hoà cùng niềm vui khi sống lại với những ngày tháng lạc quan, những khoảnh khắc thanh bình của đời sống chiến khu (lớp học i tờ, giờ liên hoan, tiếng mõ rừng chiều…)
- Nhà thơ nhấn mạnh tình cảm sắt son với Việt Bắc, cái nôi của kháng chiến, của cách mạng, qua đó, khẳng định lối sống thuỷ chung, tình nghĩa và đạo lí "uống nước nhớ nguồn" của dân tộc.
- Nghệ thuật: Thể thơ lục bát đậm đà phong vị ca dao, lời thơ mang âm hưởng của những câu hát nghĩa tình trong thơ ca truyền thống.
Ngôn ngữ giản dị, thân thuộc, sử dụng đa dạng các biện pháp tu từ: so sánh, điệp, liệt kê…; hình ảnh thơ gợi cảm, vừa có tính cụ thể vừa mang tính khái quát.
- Đánh giá: Đoạn thơ là khúc ca về nghĩa tình cách mạng, khơi gợi ở người đọc tình cảm đối với quá khứ, cội nguồn; nghệ thuật biểu hiện đậm đà tính dân tộc.
Nhận xét tính chất trữ tình chính trị của thơ Tố Hữu trong đoạn trích:
- Những tình cảm lớn của thời đại: tình đồng chí đồng bào, tình cảm với đất nước, nhân dân, nguồn cội được bộc lộ chân thành, đằm thắm; được thể hiện bằng giọng điệu tâm tình, ngọt ngào, tha thiết.
- Tính trữ tình chính trị làm cho tư tưởng, tình cảm của nhà thơ dễ lan toả và tìm được sự hoà cảm, đồng điệu; đây cũng là nét đặc trưng làm nên phong cách thơ Tố Hữu.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.
Đăng nhập để tham gia bình luận
Đăng nhập với
Facebook Google