Nhiều nước châu Á thiếu điện nghiêm trọng, Trung Quốc chịu cảnh lũ lụt vì biến đổi khí hậu

Dũng Minh
08:12 - 10/06/2023
Công dân & Khuyến học trên

Tình trạng nắng nóng cực đoan và thiếu điện đang gây khó khăn cho cuộc sống của người dân ở nhiều nước châu Á. Trong khi đó, phía Tây Nam Trung Quốc đang chịu ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài từ ngày 8 - 9/6. Nhiều thành phố bị lũ lụt, giao thông bị tắc nghẽn và nhiều xe cộ bị nhấn chìm trong nước.

Nhiều nước châu Á thiếu điện nghiêm trọng, Trung Quốc chịu cảnh lũ lụt vì biến đổi khí hậu - Ảnh 1.

Tình trạng nắng nóng và thiếu điện nghiêm trọng, gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt của người dân Bangladesh. Ảnh: Sadhin Mahmud

Nguồn cung ứng điện đang là vấn đề ở nhiều quốc gia

Nhiệt độ tăng cao kỷ lục cũng là thách thức lớn cho nhiều quốc gia châu Á như Bangladesh, Ấn Độ, Thái Lan, Hàn Quốc... Nguồn cung ứng điện năng không được đảm bảo do nhu cầu sử dụng điện tăng vọt. Nhiều nước đã phải áp dụng các giải pháp như cắt điện luân phiên hay giới hạn cung ứng điện cho sản xuất để ứng phó với tình trạng khan hiếm điện.

Một ví dụ điển hình là Bangladesh, nơi nhà máy điện Payra - nhà máy nhiệt điện lớn nhất và hiện đại nhất của nước này, phải tạm thời đóng cửa do thiếu than đá - nguồn nhiên liệu chính. Việc này có thể gây thiếu hụt 1200 MW điện trên lưới điện quốc gia. Bộ trưởng Năng lượng và tài nguyên khoáng sản Bangladesh Nasrul Hamid cho biết, nước này đang tìm cách khởi động lại nhà máy vào cuối tháng 6 này.

Nhiều quốc gia châu Á đang chịu đựng nắng nóng cực đoan. Nhiệt độ phá vỡ kỷ lục khiến nhu cầu sử dụng điện tăng cao. Tuy nhiên, ngành điện tại đây lại gặp khó khăn. Một số nơi phải cắt điện luân phiên hoặc báo động thiếu hụt. Người dân rất bất tiện trong sinh hoạt và làm việc.

Ở thành phố Mumbai, Ấn Độ, lượng điện tiêu thụ trung bình ngày đầu tháng 6 cao nhất lịch sử. Một số quận phải cắt điện luân phiên để giảm áp lực cho hệ thống.

Ở Thái Lan, hệ thống điện quốc gia đang trong tình trạng nguy cấp. Phụ tải điện tại nhiều địa phương tăng cao chưa từng thấy. ERC kêu gọi người dân và doanh nghiệp tiết kiệm điện. Họ khuyến khích sử dụng các biện pháp làm mát không cần đến điện. Họ yêu cầu giảm thời gian sử dụng điều hoà.

Ở Hàn Quốc, người dân đổ xô mua các thiết bị tiết kiệm điện. Họ muốn xua đi cái nóng mà không làm hóa đơn tiền điện tăng quá cao.

Nền nhiệt toàn châu Á năm nay cao chưa từng thấy. Ngành điện tại đây đang gặp áp lực lớn vì nhu cầu sử dụng các thiết bị điện gia tăng. Thời tiết khắc nghiệt khiến cuộc sống của người dân rất khó khăn.

Biến đổi khí hậu gây ra hiện tượng thời tiết khắc nghiệt

Theo Cục Khí tượng Trung Quốc, lượng mưa 453 mm đã được ghi nhận tại thành phố Bắc Hải ở Quảng Tây vào ngày 8/6. Đây là lượng mưa lớn nhất trong ngày được ghi nhận trong khu vực vào tháng 6.

Nhiều video trên mạng xã hội cho thấy cảnh tượng khủng khiếp của lũ lụt, nhiều ô tô bị ngập một nửa bánh xe trên đường phố Bắc Hải. Nước tràn xuống cầu thang bộ của các tòa nhà cao tầng và lực lượng cứu hộ phải gấp rút giải cứu người dân.

Thành phố Ngọc Lâm ở tỉnh Quảng Đông cũng bị mưa liên tục trong suốt 35 giờ. Sở cứu hỏa của tỉnh cho biết nhiều ngôi làng và thị trấn đã bị ngập trong nước lũ và hơn 100 người đã được sơ tán khẩn cấp. Cơ quan thời tiết Trung Quốc cảnh báo mưa lớn sẽ tiếp tục diễn ra ở miền nam Trung Quốc trong những ngày tới. Ngoài ra, phía đông bắc sẽ có những cơn giông bão bất ngờ.

Do gió mạnh và mưa lớn sẽ xảy ra liên tục tại ngoài khơi bờ biển Nam Trung Quốc, các chuyến tàu, phà từ Bắc Hải đến đảo Vi Châu gần đó sẽ bị đình chỉ hoàn toàn từ ngày 10 đến ngày 12/6.

Biến đổi khí hậu đang gây ra những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt hơn ở Trung Quốc và nhiều quốc gia châu Á. Tại tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc, lượng mưa trung bình vào tháng 5 là thấp nhất trong 60 năm, gây ra hạn hán nghiêm trọng hiếm gặp. Tỉnh Hà Nam - vựa lúa lớn của Trung Quốc, cũng phải chịu đựng mưa lớn dai dẳng. Điều này khiến mùa màng bị mất hoặc bệnh bạc lá, đe dọa an ninh lương thực.

Các nhà khoa học tại NOAA cho biết El Nino - hiện tượng nhiệt độ mặt nước biển ở trung tâm và phía đông Thái Bình Dương gần đường xích đạo nóng hơn mức trung bình - đã chính thức xuất hiện. Đây là kiểu thời tiết diễn ra trung bình 2 - 7 năm một lần và lần gần nhất là vào năm 2018 - 2019.

El Nino có thể gây ra nhiều tác động khác nhau trên thế giới, như làm tăng nguy cơ mưa lớn, hạn hán và cháy rừng ở một số địa điểm. Biến đổi khí hậu cũng có thể làm trầm trọng hoặc giảm thiểu một số tác động nhất định liên quan đến El Nino. Ví dụ, El Nino có thể dẫn đến những kỷ lục mới về nhiệt độ, đặc biệt là ở những khu vực trải qua nhiệt độ trên trung bình trong El Nino, theo nhà khoa học khí hậu Michelle L'Heureux của NOAA.

Một số quốc gia đã cảnh báo về ảnh hưởng của El Nino. Australia cho biết El Nino sẽ mang đến những ngày nóng hơn, khô hơn ở đất nước dễ xảy ra cháy rừng dữ dội. Nhật Bản cho biết El Nino đang phát triển là một phần nguyên nhân dẫn đến mùa xuân ấm nhất được ghi nhận ở nước này.

El Nino có thể khiến nhiệt độ ở mức kỷ lục trên đất liền và trên biển trong mùa hè năm nay và năm sau. Hầu hết những năm nóng nhất trong lịch sử đều xảy ra trong thời kỳ El Nino. Cơ quan cứu trợ Christian Aid lưu ý rằng người nghèo bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu và hiệu ứng El Nino trong khi là những người góp phần ít nhất để gây ra hiện tượng này.


Nguồn: VOV/Tổng hợp