Ngày 11/7: Giá vàng đứng yên, giá dầu và Bitcoin lại sụt giảm

Li Lê
14:29 - 11/07/2022
Công dân & Khuyến học trên

Giá vàng trong nước tính đến sáng 11/7 không ghi nhận biến động, trong khi tiền ảo và giá dầu thô đều đi xuống.

Giá vàng 

Sáng 11/7, giá vàng trong nước không biến động so với phiên giao dịch trước. Hiện tại, giá vàng trong nước vẫn đang ở mức gần 68 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào và hơn 68 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.


Giá mua vào (VNĐ/lượng)

Giá bán ra (VNĐ/lượng)
DOJI Hà Nội

67.950.000

68.550.000

DOJI Thành phố Hồ Chí Minh

67.950.000

68.550.000

SJC Thành phố Hồ Chí Minh

67.950.000

68.550.000

SJC Hà Nội

67.950.000

68.570.000

SJC Đà Nẵng

67.950.000

68.570.000

Phú Quý SJC

67.950.000

68.550.000

Vietinbank Gold

68.000.000

68.620.000

Tính đến 9 giờ 30 sáng 11/7 (theo giờ Việt Nam), giá vàng thế giới đứng ở mốc 1.741,50 USD/ounce. Sau cuối tuần yên ắng, giá vàng có dấu hiệu tăng nhẹ 1,5 USD so với mức chốt phiên giao dịch tuần trước.

Ngày 11/7: Giá vàng đứng yên, giá dầu và Bitcoin lại sụt giảm - Ảnh 1.

Diễn biến giá vàng thế giới tính đến sáng ngày 11/7. Ảnh chụp màn hình: Kitco

Sự sụt giảm của thị trường kim loại quý trong thời gian gần đây được cho là do sự vươn lên mạnh mẽ của chỉ số US Dollar Index. Bên cạnh đó là khả năng cao Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản vào cuối tháng này. Công cụ FedWatch của CME cho thấy 95,4% khả năng tăng 75 điểm và 4,6% cơ hội tăng 100 điểm trong tháng 7.

Theo kết quả khảo sát của Kitco News trên 15 nhà phân tích phố Wall, 40% trong số họ lạc quan về vàng trong thời gian tới, 33% dự đoán giá vàng sẽ giảm và  27% cho ý kiến trung lập.

Còn theo kết quả cuộc khảo sát trực tuyến của Main Street, 42% số người được hỏi cho rằng vàng sẽ tăng giá vào tuần tới, 38% dự đoán vàng giảm giá, 20% cho ý kiến trung lập.

Theo một số nhà phân tích, vàng vẫn dễ bị bán tháo. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng vàng dường như đang tiến gần mức đáy, điều này có thể kích hoạt xu hướng tăng giá trong ngắn hạn. Cụ thể, theo nhà phân tích thị trường cấp cao Edward Moya của OANDA, mức đáy của vàng có thể là 1.650 USD/ounce. Còn nhà phân tích Cooper nhận định mức đáy của giá vàng có thể là 1.690 USD/ounce.

Ngày 11/7: Giá vàng đứng yên, giá dầu và Bitcoin lại sụt giảm - Ảnh 2.

Thị trường vàng ít biến động, trong khi thị trường tiền ảo và dầu thô biến động mạnh ngay đầu tuần.

Giá Bitcoin

Tính đến 6 giờ sáng 11/7 (theo giờ Việt Nam), trên sàn CoinDesk, Bitcoin lại chúng kiến mức giảm sâu khi đứng mốc 20.810 USD, giảm 3,95% so với một ngày trước. 

Theo CoinMarketCap, lượng Bitcoin giao dịch trong 24 giờ qua đạt 28,5 tỉ USD. Vốn hóa thị trường ghi nhận ở mức 397,5 tỉ USD.

Trên Vicuta, sàn giao dịch được nhiều người Việt quan tâm, giá Bitcoin khoảng 585,9 triệu đồng ở chiều mua vào và 511,7 triệu đồng ở chiều ngược lại.

Bị cuốn theo đà lao dốc của Bitcoin, thị trường tiền ảo rơi vào suy thoái với đa số đồng tiền mã hóa như Ethereum, Tether, Binance Coin... lao dốc. Từ đây, tổng vốn hóa toàn thị trường  tiền ảo giảm tới 3,7% về mức 925 tỉ USD.

Theo các nhà giao dịch chuyên nghiệp, tiền ảo chịu nhiều áp lực từ bối cảnh nền kinh tế vĩ mô thế giới phức tạp. Nếu báo cáo việc làm không khả quan, lạm phát tăng mạnh hơn và vấn đề địa chính trị tiếp tục ảnh hưởng đến giá một số loại tài sản, giá Bitcoin cũng có thể bị giảm theo.

Có cái nhìn không mấy khả quan về thị trường tiền ảo, ông Scott Minerd, Giám đốc đầu tư của Guggenheim, cho rằng Bitcoin có thể giảm 70% giá trị so với mức hiện tại, thậm chí sẽ xuống 8.000 USD trong thời gian tới. Nếu nhận định này thành hiện thật, thị trường tiền điện tử sẽ biến động cực mạnh.

Nhà giao dịch nổi tiếng Crypto Tony còn nhận định hiện giai đoạn giá trị tiền ảo đi ngang mới bắt đầu, trước khi giảm sâu hơn trong thời gian tới.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không chấp nhận các loại tiền ảo là tiền tệ cũng như là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Việc sở hữu, mua bán, sử dụng các loại tiền ảo như là một loại tài sản tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho người dân và không được pháp luật bảo vệ.
Giá dầu

Đến đầu giờ sáng 11/7 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Mỹ WTI giao dịch ở ngưỡng 104,8 USD/thùng, giảm 0,04%. Giá dầu Brent dừng lại ở mức 107,4 USD/thùng, tăng 0,36%.

Trước nỗi lo suy thoái kinh tế toàn cầu, giá dầu tiếp tục giảm sau 2 phiên hồi phục tuần trước. 

Bên cạnh đó, nguy cơ Trung Quốc, nước tiêu thụ dầu hàng đầu thế giới, giảm nhu cầu tiêu thụ bởi tình hình dịch COVID-19 cũng đặt áp lực lên giá dầu.

Một cuộc khảo sát của Reuters cho thấy, sản lượng của 10 thành viên OPEC trong tháng trước đã giảm 100.000 thùng/ngày xuống còn 28,52 triệu thùng/ngày, không đáp ứng được mức tăng đã cam kết là khoảng 275.000 thùng/ngày. OPEC và các đồng minh đã cam kết tăng sản lượng lên 648.000 thùng/ngày trong tháng 7 và 8.

Tuy nhiên, điều này có vẻ khó đạt được bởi thời gian qua, nhiều thành viên của OPEC+ đã phải khá chật vật để đạt được hạn ngạch. Chỉ có Ả Rập Xê-út và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất là có thể đẩy mạnh khai thác với năng lực dự phòng lớn.

Về giá xăng dầu trong nước, từ 0 giờ ngày 11/7, giá xăng dầu đã được Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giảm mạnh. Cụ thể, giá xăng dầu trong nước hiện được giao dịch ở mức: 

Loại xăng/dầuGiá bán

Xăng E5 RON 92

27.788 đồng/lít

Xăng RON95

29.675 đồng/lít

Dầu diezel 0.05S 

26.593 đồng/lít

Dầu hỏa

26.345 đồng/lít

Dầu mazut 180CST 3.5S

17.712 đồng/kg

Tính đến nay, giá mặt hàng này đã trải qua 18 lần điều chỉnh giá, trong đó có 13 lần tăng và 5 lần giảm, trong đó đây là lần giảm mạnh nhất.

Bình luận của bạn

Bình luận