Đề thi Ngữ văn: Sự cần thiết phải giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
Câu nghị luận xã hội đề thi thử Ngữ văn tỉnh Lạng Sơn yêu cầu học sinh bàn về sự cần thiết phải giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Gợi ý đáp án
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1. Thể thơ tự do.
Câu 2. Tác giả đã nhắc đến những truyện cổ dân gian: Thạch Sanh, Tấm Cám, Cây khế.
Câu 3. Biện pháp tu từ liệt kê: bà Trưng, bà Triệu, Lê Lợi, Hưng Đạo vương. Hiệu quả: Nhấn mạnh trong mọi thời kì lịch sử, quê hương Việt Nam ta đều có những bậc lãnh tụ, những anh hùng hào kiệt đứng lên tập hợp nhân dân chung sức đồng lòng đánh đuổi kẻ thù xâm lược, bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc. Tạo nhịp điệu đều đặn, âm hưởng hào hùng cho khổ thơ.
Câu 4. Tình cảm của tác giả dành cho quê hương: yêu mến, tự hào về quê hương Việt Nam giàu truyền thống văn hóa, giàu tinh thần yêu nước cùng lối sống thủy chung, tình nghĩa vẹn tròn. Đó là tình cảm đẹp đẽ, đáng trân trọng của một con người gắn bó, am hiểu sâu sắc về quê hương mình.
II. LÀM VĂN
Câu 1. Sự cần thiết phải giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc: Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc: là hành động, việc làm của mỗi người hướng tới mục tiêu bảo vệ, duy trì những giá trị văn hóa bền vững, đặc trưng cho diện mạo, cốt cách, tâm hồn, tâm lí... của dân tộc.
Sự cần thiết phải giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc: Lưu giữ những giá trị tinh túy của tinh thần dân tộc cho thế hệ mai sau. Là tiền đề tạo nên sức mạnh đoàn kết dân tộc. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, bản sắc văn hóa dân tộc giúp cho đất nước được nhận diện rõ nét hơn đồng thời trở thành tấm khiên chống lại sự "hòa tan" khi hội nhập với bạn bè quốc tế.
Câu 2. Phân tích hình tượng sông Hương trong đoạn trích "Ai đã đặt tên cho dòng sông?". Từ đó, nhận xét về cái tôi trữ tình của Hoàng Phủ Ngọc Tường được thể hiện trong đoạn trích.
*Giới thiệu khái quát: Về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường, bút kí "Ai đã đặt tên cho dòng sông?". Về hình tượng sông Hương trong đoạn trích ở đề bài: Sông Hương mang vẻ đẹp đa dạng, biến ảo khi chảy qua ngoại vi thành phố Huế.
* Phân tích
- Sông Hương khi ở giữa cánh đồng Châu Hóa: mang vẻ đẹp gợi cảm, yêu kiều, nhuốm màu những câu chuyện cổ tích lãng mạn như người gái đẹp nằm ngủ mơ màng nhiều thể kỉ qua đang chờ người tình đến đánh thức.
- Sông Hương khi ra khỏi vùng núi: mang vẻ đẹp khỏe khoắn, đầy khát khao và táo bạo như một cô gái trẻ trung trên hành trình tìm đến tình yêu với sự chuyển dòng một cách liên tục, uốn lượn qua các địa danh của Huế, phô ra những đường cong thật mềm mại và quyến rũ.
- Sông Hương trên hành trình xuôi về Huế: Hành trình này được miêu tả cụ thể, tỉ mỉ. Khi chảy qua mỗi địa danh, sông Hương lại mang một nét đẹp riêng:
+ Khi đi trong dư vang của Trường Sơn: sông Hương mạnh mẽ, mãnh liệt, hùng tráng.
+ Qua Tam Thai, Lựu Bảo: dòng sông mềm như tấm lụa trên cơ thể người thiếu nữ, đẹp dịu dàng, mềm mại, mong manh, đầy nữ tính.
+ Qua những ngọn đồi, sắc nước sông Hương biển ảo, rực rỡ "sớm xanh, trưa vàng, chiều tím".
+ Qua những rừng thông u tịch, những lăng tẩm đồ sộ: sông Hương mang vẻ đẹp cổ điển, trầm mặc như triết lí, như cổ thi.
* Đánh giá: Đoạn văn đã khắc họa tinh tế, sinh động vẻ đẹp đầy biển áo của sông Hương trong dòng chảy của nó: khi thì mạnh mẽ, táo bạo khi lại êm đềm, dịu dàng, có khi trầm mặc, suy tư.
- Ngôn ngữ trong sáng, phong phú, uyển chuyển, giàu hình ảnh, giàu chất thơ, giọng văn nhẹ nhàng, hoài niệm; sử dụng nhiều phép tu từ: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ,…
* Nhận xét về cái tôi trữ tình của Hoàng Phủ Ngọc Tường thể hiện trong đoạn trích:
- Một người nghệ sĩ tài hoa với lối hành văn uyển chuyển mà lịch lãm, ngôn từ giàu hình ảnh, gợi cảm, trí tưởng tượng liên tưởng độc đáo.
- Một người có tri thức uyên thâm thể hiện trong việc vận dụng kiến thức địa lí hội họa,... để ghi lại chính xác hành trình của sông Hương và đặc điểm dòng sông ở các ở các địa danh nó đi qua.
- Một người con nặng lòng với quê hương xứ sở, hết lòng ngợi ca, tôn vinh những giá trị tinh thần của quê hương.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.
Đăng nhập để tham gia bình luận
Đăng nhập với
Facebook Google