9 điều thú vị về các nền giáo dục trên thế giới

Lam Linh
06:00 - 26/05/2023
Công dân & Khuyến học trên

Học sinh Đức đạt được điểm 1 sẽ xếp loại giỏi, học sinh Trung Quốc không được sử dụng máy tính bỏ túi... Đó là những sự thật thú vị về các nền giáo dục trên thế giới.

9 điều thú vị về các nền giáo dục trên thế giới - Ảnh 1.

Mỗi một quốc gia trên thế giới có những bản sắc giáo dục riêng. Ảnh: SAM

Những sự thật thú vị về các nền giáo dục trên thế giới

Có rất nhiều sự thật thú vị về hệ thống giáo dục của mọi quốc gia, trong đó, 9 sự thật về các trường học trên khắp thế giới dưới đây là thú vị hơn cả.

1. Giáo dục rất quan trọng đối với người Đan Mạch. Họ coi học tập là việc cả đời. Ngay cả những người đã có bằng cấp vẫn đăng ký các lớp học thêm để tăng cường kỹ năng chuyên môn hoặc theo đuổi sở thích. Người Đan Mạch tin rằng, lực lượng lao động có trình độ cao và được giáo dục tốt là chìa khóa cho tương lai của đất nước.

9 điều thú vị về các nền giáo dục trên thế giới - Ảnh 1.

Người Đan Mạch coi học tập là việc cả đời. Ảnh: Kevmrc

2. Ở Phần Lan, để trở thành giáo viên là một điều cực kỳ khó. Cụ thể, chỉ 10% sinh viên tốt nghiệp các trường đại học danh giá mới đủ tiêu chuẩn trở thành giáo viên. Những giáo viên ở đất nước này được đào tạo cực chuyên nghiệp. Do đó, ở đất nước Bắc Âu, việc trở thành giáo viên còn khó hơn trở thành bác sĩ hoặc luật sư.

9 điều thú vị về các nền giáo dục trên thế giới - Ảnh 2.

Ở Phần Lan, nghề giáo còn khó hơn nghề y. Ảnh: Kevmrc

3. Học sinh ở Italia tuân thủ giờ giấc học tập nghiêm chỉnh. Ở Italia, học sinh coi trọng việc đến lớp đúng giờ. Bên cạnh đó, việc nộp bài tập về nhà cũng phải đúng hạn. Nếu bất kỳ học sinh nào nào nộp bài muộn so với thời gian đã quy định, họ sẽ tự động nhận được điểm 4 (tương tự với điểm 0 ở Việt Nam). Và khi chỉ được điểm dưới 6 tức là không đạt yêu cầu.

9 điều thú vị về các nền giáo dục trên thế giới - Ảnh 4.

Nếu không nộp bài tập về nhà đúng quy định, học sinh Italia sẽ nhận điểm 4. Ảnh: CBC

4. Hệ thống giáo dục ở Hà Lan gồm 3 cấp học: bậc tiểu học (dành cho học sinh từ 5 đến 12 tuổi); bậc phổ thông (dành cho học sinh từ 12 đến 18 tuổi) và bậc đào tạo đại học và sau đại học.

Một sự thật nữa là ở Hà Lan, giáo viên không giao nhiều bài tập về nhà. Các chuyên gia giáo dục nước này cho rằng, vui chơi và tập thể dục mới giúp học sinh nâng cao thành tích học, đặc biệt đối với học sinh dưới 10 tuổi. Do đó, học sinh Hà Lan sẽ nhận được rất ít hoặc không phải làm bài tập về nhà mỗi ngày để có thời gian tập thể dục hằng ngày.

9 điều thú vị về các nền giáo dục trên thế giới - Ảnh 3.

Ở Hà Lan, bậc tiểu học sẽ dành cho học sinh từ 5 đến 12 tuổi. Ảnh: Kevmrc

5. Thời gian nghỉ trưa của học sinh Pháp kéo dài khoảng 2-3 giờ đồng hồ. Họ ăn trưa ở căng tin hoặc được phép rời khỏi khuôn viên trường để về nhà ăn và chỉ cần có mặt tại trường vào đúng giờ học.

Thời gian nghỉ trưa dài cũng là lý do vì sao các lớp học ở Pháp kéo dài đến tận 5-6 giờ chiều.

9 điều thú vị về các nền giáo dục trên thế giới - Ảnh 4.

Thời gian nghỉ trưa của học sinh Pháp kéo dài 2-3 giờ đồng hồ. Ảnh: Kevmrc

5. Ở Trung Quốc, học sinh không được phép sử dụng máy tính cầm tay và phải tự mình suy nghĩ mọi thứ, nhanh chóng giải quyết mọi phép toán hóc búa. Phương pháp giáo dục này đã giúp Trung Quốc "sản sinh" ra nhiều thiên tài toán học nhỏ tuổi.

9 điều thú vị về các nền giáo dục trên thế giới - Ảnh 5.

Học sinh Trung Quốc không được sử dụng máy tính cầm tay mà phải tự mình giải quyết mọi bài toán hóc búa. Ảnh: SAM

6. Hệ thống đánh giá điểm của Đức theo thang từ 6 đến 1. Nếu đạt được điểm 1 sẽ xếp loại giỏi và đạt điểm 6 là xếp loại kém. Những điểm số này chỉ quan trọng đối với học sinh từ lớp 2 trở đi. Bởi giáo dục ở Đức, học sinh lớp 1 được tự động lên lớp 2 mà không phải trải qua đánh giá, thi cử.

9 điều thú vị về các nền giáo dục trên thế giới - Ảnh 8.

Ở Đức, học sinh lớp 1 sẽ được tự động lên lớp 2 mà không phải trải qua thi cử. Ảnh: Handout

7. Theo Sách Kỷ lục Guinness, ngôi trường lớn nhất trên thế giới là trường tư thục City Montessori ở thành phố ở Lucknow, Ấn Độ. Ngôi trường có 18 cơ sở khác nhau với hơn 55.000 học sinh và 4.500 nhân viên. Trường này có hơn 1.000 phòng học và 3.700 máy tính để phục giảng dạy. Trường City Montessori thậm chí còn được trao giải thưởng Giáo dục Hòa bình của UNESCO vào năm 2002.

9 điều thú vị về các nền giáo dục trên thế giới - Ảnh 6.

Trường City Montessori (Ấn Độ) có hơn 55.000 học sinh và là ngôi trường lớn nhất thế giới. Ảnh: SAM

8. Phần lớn học sinh ở Singapore chịu đựng áp lực học tập căng thẳng. 76% học sinh cho biết họ cảm thấy rất lo lắng trước khi làm bài kiểm tra bởi hệ thống giáo dục Singapore khá nghiêm ngặt và khắc nghiệt, trọng bằng cấp, xếp hạng.

9 điều thú vị về các nền giáo dục trên thế giới - Ảnh 7.

Việc trọng bằng cấp, xếp hạng là nỗi ám ảnh của học sinh Singapore. Ảnh: Diệu Anh

9. Hơn 60 ngôn ngữ được sử dụng trên khắp đất nước Mexico khiến việc giáo dục ở quốc gia này trở nên khó khăn. Mexico là một nước đa dạng về dân tộc và ngôn ngữ. Ở miền Nam Mexico tồn tại nhiều nhóm dân tộc khác nhau. Đây cũng là khu vực có tỉ lệ nhập học rất thấp.

Nguồn: Kevmrc