Vì sao vàng miếng SJC tăng sốc, ngược đà thế giới?
Ngày 20/8, giá vàng miếng SJC đột ngột tăng thêm 1 triệu đồng mỗi lượng, trong khi đó, giá vàng thế giới lại quay đầu giảm khó hiểu.
Giá vàng liên tục thay đổi khó đoán, trong nước đi ngược thế giới
Giá vàng miếng SJC hiện đang niêm yết tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) được niêm yết với mức 79 - 81 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ ở mức 76,8-78,2 triệu đồng/lượng (mua - bán), đây là mức tăng đáng kể so với các phiên giao dịch trước đó.
Với độ "nóng" ngày càng mạnh lên của các loại vàng nhẫn, giá vàng 9999 cũng được các công ty trong nước niêm yết trong phiên giao dịch ngày 20/8 ở mức 76,7 - 77,7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Ngay từ đầu giờ sáng 20/8, giá vàng của SJC đã tăng 1 triệu đồng/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra so với kết phiên giao dịch hôm qua, lên mức 81 triệu đồng/lượng (bán ra), cắt đứt chuỗi 7 ngày liên tiếp tại vùng giá 80 triệu đồng.
Trong khi đó, trên thị trường vàng quốc tế, thị trường xuất hiện nhiều lệnh bán của giới đầu tư một lượng hàng lớn so với chiều mua vào khiến giá vàng lao dốc nhanh chóng, mất mốc 2.500 USD/ounce. Hiện tại, giá vàng thế giới đang giao dịch ở quanh mức 2.501 USD/ounce.
Theo nhận định của chuyên gia, lý do giá vàng quốc tế không còn giữ được ở mốc lịch sử bởi sau một quá trình dài tăng giá, mặc dù mức giá vẫn đang neo trên cột mốc 2.500 USD/oz - đây là mức cao nhất trong lịch sử của kim loại quý này bởi lần đầu tiên thị trường chạm đến mức giá 1 triệu USD cho mỗi thỏi vàng 9999 (1kg).
Tuy nhiên, sau thời gian diễn biến quá tích cực bởi nguồn cung tăng cao bất thường (các ngân hàng trung ương quốc gia tích cực mua thêm vàng, bổ sung vào kho dự trữ) và sau đó, đã chững lại ở giai đoạn gần đây nên một bộ phận lớn các nhà đầu tư lo ngại, vội vàng bán tháo chốt lời.
Điều này sẽ khiến giá vàng có thể trở về các mức test vùng kháng cự cũ ở khoảng 2.478-2.480 USD/ounce. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, giá vàng thế giới vẫn nằm trong xu hướng tăng dài hạn do tình hình bất ổn tại các quốc gia và nhu cầu dự trữ luôn lớn hơn trước.
Về diễn biến của giá vàng SJC trong nước, chuyên gia cho rằng, giá vàng SJC ở mức cao khá khó để thu hút những người mua mới, tuy nhiên, những hành động thắt chặt việc mua vàng SJC, chỉ giao dịch tại các điểm như các ngân hàng quốc doanh gồm Vietcombank, VietinBank, Agribank và BIDV được bán các loại vàng miếng, thì mặt hàng này đang vào xu hướng ngày càng trở nên khan hiếm, khó mua, khiến nhu cầu vàng SJC trên thị trường vẫn tiếp tục gia tăng bất chấp các mức giá cao kỷ lục và tác động của vàng thế giới.
Đầu tư vàng vì sao vẫn hấp dẫn tại Việt Nam?
Tại Việt Nam, vàng là một trong những loại tài sản được yêu thích đối với các nhà đầu tư yêu thích sự an toàn và bền vững. So với các loại tài sản khác, đầu tư vàng là hình thức mang lại khoản lợi nhuận hấp dẫn và kém rủi ro nhất, các khoản lợi nhuận kếch xù có thể được tạo ra nhờ sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán trên thị trường, đặc biệt trong nhiều giai đoạn lịch sử đã minh chứng.
Hiện nay, trên thị trường cũng có nhiều hình thức đầu tư vàng được ưa chuộng, trong đó nhiều người Việt Nam cũng yêu thích đầu tư vàng dài hạn; một số có khả năng phân tích thị trường có thể tham gia đầu tư vàng lướt sóng hoặc chắc chắn hơn, nhiều người dân cũng khôn ngoan tìm tới các quỹ đầu tư để ủy thác đầu tư vàng và tham gia các hợp đồng tương lai.
Với sự linh hoạt của thị trường, nhiều nhà đầu tư cũng có thể xen kẽ các phong cách đầu tư như lựa chọn như mua vàng miếng trực tiếp, mua vàng nhẫn trơn để tích trữ hoặc thực hiện phương pháp đầu tư "lướt sóng" khi giá vàng biến động.
Lời khuyên của chuyên gia: Với mỗi hình thức đầu tư vàng, sẽ có mức vốn tối thiểu khác nhau nên việc lựa chọn hình thức đầu tư hợp lý với tình hình tài chính là rất quan trọng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.
Đăng nhập để tham gia bình luận
Đăng nhập với
Facebook Google