Văn hóa Sa Huỳnh sắp đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt

Quang Minh
17:41 - 18/03/2023
Công dân & Khuyến học trên

Sự kiện nhằm tuyên truyền, quảng bá giá trị văn hóa, lịch sử của Văn hóa Sa Huỳnh, kết hợp phát triển du lịch góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và chào mừng kỷ niệm 48 năm Ngày Giải phóng tỉnh Quảng Ngãi (24/3/1975 - 24/3/2023).

Ngày 24/3/2023, UBND tỉnh Quảng Ngãi sẽ tổ chức Lễ công bố và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt văn hóa Sa Huỳnh tại Nhà trưng bày Văn hóa Sa Huỳnh ở phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ.

Theo UBND tỉnh Quảng Ngãi, ngoài buổi lễ chính thức, tỉnh sẽ tổ chức một số hoạt động chào mừng gồm: Công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về Di tích quốc gia đặc biệt văn hóa Sa Huỳnh, tổ chức chỉnh trang Nhà trưng bày Văn hóa Sa Huỳnh và trưng bày di sản Văn hóa Sa Huỳnh, chương trình tham quan du lịch Văn hóa Sa Huỳnh.

Văn hóa Sa Huỳnh, Văn hóa Đông Sơn, Văn hóa Đông Nam bộ là ba trung tâm văn minh ở thời đại kim khí, trong đó Văn hóa Sa Huỳnh phân bố trên dải đất miền Trung Việt Nam từ vùng Hà Tĩnh giao thoa với Văn hóa Đông Sơn đến vùng Bình Thuận và vùng trung tâm của văn hóa này nằm ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, phía Bắc Bình Định.

Văn hóa Sa Huỳnh được nhà khảo cổ học người Pháp M.Vinet phát hiện năm 1909 tại Sa Huỳnh, tỉnh Quảng Ngãi. Năm 1936, nhà khảo cổ học người Pháp M.Colani đã lấy địa danh Sa Huỳnh đặt tên cho nền văn hóa khảo cổ này là "Văn hóa Sa Huỳnh".

Tỉnh Quảng Ngãi được xem là cái nôi của Văn hóa Sa Huỳnh với 26 di tích được khai quật trong số hơn 80 địa điểm được phát hiện và nghiên cứu, phân bố chủ yếu ở phường Phổ Thạnh và xã Phổ Khánh, thị xã Đức Phổ.

Từ khu mộ chum Sa Huỳnh, các nhà khảo cổ học người Pháp qua các đợt khai quật đã liên tục phát hiện các dấu vết của một nền văn hóa thời tiền sử, tìm thấy khoảng 500 mộ chum có chứa nhiều loại đồ tùy táng.

Lễ công bố và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt văn hóa Sa Huỳnh là sự kiện chính trị, văn hóa lớn của tỉnh Quảng Ngãi. Thông qua đó góp phần xúc tiến đầu tư và quảng bá du lịch, thu hút các nhà đầu tư về với địa phương này.

Văn hóa Sa Huỳnh đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt - Ảnh 2.

Một góc trưng bày về Di tích văn hóa Sa Huỳnh tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, Hà Nội. Ảnh: FL

Văn hóa Sa Huỳnh đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt - Ảnh 3.

Di tích Sa Huỳnh đư­ợc nhà khảo cổ ng­ười Pháp M. Vinet phát hiện lần đầu tiên vào năm 1909 khi ông tìm thấy bên
đầm An Khê, một đầm nước ngọt ở Sa Huỳnh, Đức Phổ, Quảng Ngãi, một số lượng lớn quan tài bằng chum (khoảng 200 chiếc). Ảnh: Wiki

Văn hóa Sa Huỳnh đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt - Ảnh 4.

Các loại công cụ lao động và vũ khí bằng đồng và sắt thuộc Văn hóa Sa Huỳnh. Ảnh: Wiki

Văn hóa Sa Huỳnh đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt - Ảnh 5.

Các cuộc khai quật vào nhiều năm khác nhau tại di tích gò Ma Vương hay còn gọi là Long Thạnh Đức Phổ nơi được xem là có niên đại sớm nhất của nền văn hóa Sa Huỳnh, đã đem lại những đánh giá xác đáng và quan trọng về nguồn gốc và quá trình hình thành, phát triển văn hóa Sa Huỳnh. Ảnh: IT

Văn hóa Sa Huỳnh đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt - Ảnh 6.

Xuất hiện cách nay khoảng 3.000 năm và kết thúc vào thế kỷ thứ 1, văn hóa Sa Huỳnh được cho rằng, đã tồn tại hơn 5.000 năm kéo dài từ hậu kỳ thời đại đồ đá mới đến đầu thời đại đồ sắt trên địa bàn các tỉnh từ Quảng Bình đến các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Ảnh: IT

Văn hóa Sa Huỳnh đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt - Ảnh 7.

Với một sức sáng tạo mạnh mẽ và phong phú, Văn hóa Sa Huỳnh cho thấy có sự ảnh hưởng và giao lưu với nhiều vùng thuộc Đông Nam Á cũng như Trung Hoa cổ xưa và Ấn Độ cổ xưa. Ảnh: IT

Văn hóa Sa Huỳnh đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt - Ảnh 8.

Dân cư cổ thuộc văn hóa Sa Huỳnh đã định cư chủ yếu dọc hai bên vùng đất thấp thuộc các con sông dọc bờ biển miền Trung Việt Nam, trải dài từ Quảng Bình cho đến Phú Yên. Ảnh: Wiki

Văn hóa Sa Huỳnh đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt - Ảnh 9.

Những dụng cụ bằng sắt như cuốc, dao, kiếm, lao, đục... đã được tìm thấy ở đây. Đồ gốm lớn với hoa văn đẹp, cùng với kỹ thuật dùng bàn xoay, những đồ gốm dùng để đựng các vật dụng và sản phẩm nông nghiệp, đánh cá và cả mai táng người chết. Ảnh: Wiki

Văn hóa Sa Huỳnh đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt - Ảnh 10.

Ngư­ời Sa Huỳnh cổ rất khéo tay và có mỹ cảm tuyệt vời. Các đồ gốm gia dụng đều được tạo dáng thanh nhã, cân đối, hoa văn phong phú, sinh động thể hiện một tâm hồn tinh tế và giàu xúc cảm. Ảnh: Wiki