Cụ thể, chiếc xe được thử nghiệm nặng 2,8 tấn đã thật sự di chuyển trong tình trạng "lơ lửng" cách mặt đường khoảng 35 mm nhờ vào lực điện từ và hệ thống đường ray được lắp đặt phía bên dưới.
Đây là nghiên cứu do Đại học Thành Đô thực hiện để thực nghiệm khả năng ứng dụng của công nghệ đệm từ trường trong giao thông, bao gồm cả các phương tiện đường bộ.
Xe được ứng dụng công nghệ này được Deng Zigang - Giáo sư trường Đại học Thành Đô - nhận định có tuổi thọ cao hơn so với xe thông thường.
Ứng dụng công nghệ đệm từ trường trong giao thông đường bộ được cho là giúp giảm năng lượng tiêu thụ, nâng cao vận hành và cải thiện tình trạng ùn tắc giao thông.
Mẫu xe đệm từ trường được thử nghiệm tạm thời đạt vận tốc tối đa đến 230 km/h. Mức vận tốc này cao hơn tốc độ tối đa cho phép trên đường cao tốc tại Trung Quốc.
Năm 2004, Trung Quốc lần đầu tiên thử nghiệm và ứng dụng tàu đệm từ trường siêu tốc tại Thượng Hải. Trải qua gần 10 năm ứng dụng công nghệ này trong giao thông, Trung Quốc đã vươn lên sánh ngang với Nhật Bản - đất nước đi đầu trong công nghệ đệm từ trường.
Tàu siêu tốc Thượng Hải Transrapid tính đến nay vẫn là mẫu tàu ứng dụng công nghệ đệm từ trường có tuổi đời lâu nhất và có tốc độ cao đứng đầu trên toàn thế giới với vận tốc khoảng 431 km/h.
Trước đó vào năm 2021, Trung Quốc cũng đã hé lộ mẫu tàu siêu tốc thế hệ mới với tốc độ tối đa lên đến 600 km/h. Đây là tàu siêu tốc được Trung Quốc hứa hẹn sẽ sử dụng trong tương lai gần.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.
Đăng nhập để tham gia bình luận
Đăng nhập với
Facebook Google