"Trò chuyện với AI" - cuốn cẩm nang dành cho những "newbie"

Tuyết Trinh
13:44 - 13/11/2023
Công dân & Khuyến học trên

Cuốn sách "Trò Chuyện với AI" (NXB Lao Động) của tác giả Trần Chí Hiếu không chỉ là một nguồn kiến thức dễ hiểu về Trí Tuệ Nhân Tạo (AI) mà còn là một cẩm nang thực hành hữu ích cho những người mới bắt đầu khám phá thế giới của AI.

Thú thực, khi được tác giả tặng sách, tôi không nghĩ Hiếu (xin được gọi anh giản dị, ngắn gọn như phong cách viết của anh) có thể diễn đạt ngôn ngữ sách thú vị hơn khi được trò chuyện trực tiếp. Nhưng với sự trân trọng tác giả, tôi kiên nhẫn lần giở từng trang, không ngờ bị cuốn vào một cách tự nhiên, ngay từ câu đầu tiên Hiếu viết rất gợi trí tò mò: 

Tôi viết sách như một lời xin lỗi...AI 

Tại sao lại là xin lỗi? Tác giả diễn đạt mọi thứ cực kỳ ngắn gọn và xúc tích, ngắn gọn tới nỗi người đọc hoàn toàn có thể "ngốn ngấu" một lần cả chương sách với những cú "chạm" vào rất nhiều kiến thức mới. Xin lỗi AI vì chúng ta đã sai lầm khi "đánh giá thấp" nó, những cuộc hội thoại "ngớ ngẩn" khiến chúng ta cảm thấy: "Thằng AI này ngu quá!", nhưng không phải như vậy...

"Trò chuyện với AI" - cuốn cẩm nang dành cho những "newbie"- Ảnh 1.

Tác giả Trần Chí Hiếu.

Không dài dòng, phô trương như công trình kia nọ, tác giả dùng ngôn ngữ dễ hiểu, kiến thức cơ bản để giới thiệu về một "nhân vật AI" đầy hấp dẫn, quyền lực và "dễ bảo". Nếu chúng ta biết cách tận dụng nó, thế giới sáng tạo nội dung sẽ mở ra cực kỳ dễ dàng cho những ai muốn làm bạn và biết cách trò chuyện. 

Và đương nhiên, cuốn sách của Hiếu luôn kèm theo hướng dẫn thực hành "cầm tay chỉ việc" tận tình, chu đáo. Viết sách vào đúng lĩnh vực đam mê của mình, anh không chỉ giúp độc giả hiểu rõ về AI mà còn tạo cơ hội để họ ứng dụng kiến thức này vào cuộc sống hàng ngày và sự nghiệp cuộc đời vốn khó.

Sáng tạo không phải là tạo ra một thứ gì đó chưa ai có, mà là kết nối những thứ đã có lại với nhau...
Steve Jobs

AI đã giúp tôi như thế!

Từ câu chuyện cá nhân, tác giả dẫn dắt người đọc tới những trải nghiệm thú vị khi tìm hiểu và thực hành với AI. Làm thế nào để tạo 1 status hấp dẫn kênh TikTok? Làm sao để gây sự chú ý của công chúng cho một quảng cáo bán hàng? Hay Phải chuẩn bị những gì để không bị sa thải trước "cơn bão" công nghệ và AI? Tất cả những câu hỏi đó, người đó có thể dễ dàng khi đồng hành cùng "Trò chuyện với AI". 

Viết sách này, có lẽ Hiếu rất thông minh khi tận dụng luôn "con AI" bắt nó làm việc. Từ ngôn ngữ văn học cho tới những câu đầy đủ ngữ pháp, cấu trúc hoàn hảo mà AI tạo ra đã giúp cho tác giả khắc phục được cả chính "hạn chế" của bản thân. Tuy nhiên, mạch văn lại không hề giảm đi sự dí dỏm, sâu cay vốn có của con người tác giả. Những hình ảnh ngộ nghĩnh mà tác giả sử dụng nhờ AI so sánh như "Chiếc túi thần kỳ của Doeamon", "ngàn mảnh ghép Lego kỳ diệu", "cậu học sinh Google/ChatGPT" hoặc những câu trích hấp dẫn như "Đôi khi t sợ vấp ngã, do đó, không trải nghiệm được nỗi đau. Nhưng tiếc nhất là sau khi vấp ngã xong, ta lại không "chiêm nghiệm" được gì...". 

Những gì mà "Trò chuyện với AI" khiến người ta cảm thấy khác biệt, đó là một thứ ngôn ngữ thực hành ngập tràn từng trang sách. Chính tác giả cũng khuyến cáo người đọc ngay từ đầu "hãy đọc và áp dụng", "áp dụng ngay khi đọc"... Đây là một cách ngắn gọn, tác giả có thể lôi cuốn hàng triệu người đọc vào thế giới diệu kỳ của "Doreamon". 

Không chỉ chìm đắm vào lý thuyết mà còn hướng dẫn cách tận dụng AI để tạo nội dung hấp dẫn trên các nền tảng truyền thông xã hội. Hướng dẫn chi tiết và ví dụ thực tế giúp người đọc không chỉ hiểu về công nghệ mà còn biết cách áp dụng nó vào việc xây dựng thương hiệu cá nhân.

Mở đầu bằng cấu trúc "ngàn like": Ngày xửa ngày xưa... Hiếu viết về "cô nàng AI" thực sự như một kho báu. Người "thủ kho" cũng là một người gác cổng canh giữ kho tàng trí tuệ nhân loại trên "internet". Nhưng bạn sẽ dễ dàng có được "chìa khóa" mở tay người thủ kho ấy bằng thứ ngôn ngữ, câu lệnh chính xách: Không chỉ là "Vừng ơi, mở ra", mà còn là sự mô tả thông minh, có mục tiêu cụ thể và một lời trò chuyện đủ để "Vừng" mở cửa.

Cuốn sách là một hướng dẫn toàn diện về cách sử dụng AI để xây dựng thương hiệu cá nhân mạnh mẽ trên mạng xã hội. Tác giả giải thích những câu lệnh cụ thể để người đọc (cộng sự) của tác giả có ngay công cụ để tối ưu hóa nhưng nhu cầu sáng tạo, nội dung, minh họa hình ảnh, video cho việc sản xuất và cả xây dựng thương hiệu cá nhân. 

Cuốn sách không chỉ giới thiệu về AI mà còn mở ra cánh cửa tương lai chắc chắn hơn cho những ai biết tận dụng sức mạnh của AI vào công việc của mình. Làm chủ công việc, áp dụng kiến thức AI vào lĩnh vực công việc của mình giúp người đọc tăng cường kỹ năng và tạo ra cơ hội mới trong sự nghiệp.

Trở thành họa sỹ với AI?

Điều này là hoàn toàn có thể, khi mà gần đây, trên mạng xã hội Zalo, bạn đã có thể tận hưởng những bức chân dung tuyệt đẹp nhờ AI. Việc vẽ chân dung, tạo ra những bức "lanscape" tuyệt đẹp hay một bức sơn dầu giống y hệt bản gốc... là thứ mà AI có thể giúp bạn hoàn thành, để có thể ứng dụng nó vào bất cứ lĩnh vực nào bạn đang cần và bạn hoàn toàn có thể kiếm sống dựa vào AI.

Cuối cùng, chính tôi, khi viết bài bình luận này, đã thực hành với AI theo hướng dẫn của tác giả. Một câu lệnh đơn giản, tôi đã có thể cậy nhờ sự trợ giúp của AI với một cấu trúc bài viết khá chuẩn "chỉnh" để hoàn thành. Tôi cảm ơn AI, trân trọng và biết ơn sự đóng góp của tác giả Trần Chí Hiếu đã gửi tới cho chúng ta một món quà giản dị thông qua "Trò chuyện với AI". Đây chỉ là cánh cửa gợi mở cho hành trình bắt đầu một thế giới công nghệ phát triển tương lai hứa hẹn nhiều tiềm năng và thách thức.

Cuốn sách là một nguồn thông tin toàn diện và cần thiết cho mọi người đang bắt đầu hành trình khám phá thế giới AI.

"Trò chuyện với AI" - cuốn cẩm nang dành cho những "newbie"- Ảnh 2.

Cuốn sách "Trò chuyện với AI" - Tác giả Trần Chí Hiếu, NXB Lao Động.