Quy định mới về bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non

16:53 - 12/07/2023
Công dân & Khuyến học trên

Theo Quyết định 2000/QĐ-BGDĐT, giáo viên mầm non được bồi dưỡng về phát triển năng lực nghề nghiệp; năng lực tự học và nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. Từ đó, ứng dụng kết quả này trong giáo dục trẻ mầm non; chuyển đổi số trong hoạt động giáo dục trẻ ở cơ sở giáo dục mầm non...

Quy định mới về bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non - Ảnh 1.

Việc bồi dưỡng nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp và bồi dưỡng thái độ tích cực cho giáo viên mầm non.

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Quyết định 2000/QĐ-BGDĐT ngày 11/7/2023 Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non.

Đối tượng bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non 

Theo Quyết định 2000/QĐ-BGDĐT ngày 11/7/2023, đối tượng bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non bao gồm:

+ Viên chức giảng dạy chương trình giáo dục mầm non bao gồm: giáo viên, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng (giáo viên mầm non) trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập, bao gồm: trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập công lập (sau đây gọi chung là trường mầm non) chưa có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo quy định.

+ Các cá nhân có nhu cầu bồi dưỡng, cấp chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non.

Việc bồi dưỡng nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp và bồi dưỡng thái độ tích cực cho giáo viên trong hoạt động nghề nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non.

Sau khi hoàn thành khóa bồi dưỡng, học viên có thể:

+ Hiểu đúng, đầy đủ, chính xác chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục mầm non và có thể triển khai thực hiện vào các nhiệm vụ được giao;

+ Phân tích được những nội dung cơ bản về quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non;

+ Phân tích được các xu thế cập nhật về phát triển giáo dục mầm non trên thế giới, các quan điểm đổi mới giáo dục mầm non trong bối cảnh hiện nay;

+ Xác định được vai trò, vị trí, trách nhiệm và tầm quan trọng của việc phát triển chuyên môn nghiệp vụ trước yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục. Chủ động trong phát triển nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình giáo dục mầm non;

+ Thực hiện các nhiệm vụ phù hợp với chức danh nghề nghiệp giáo dục mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non gồm 8 chuyên đề

Theo Quyết định, Chương trình gồm 8 chuyên đề, được bố cục thành 3 phần:

Phần I: Kiến thức chung, gồm 3 chuyên đề:

Chuyên đề 1: Quản lý nhà nước về giáo dục mầm non

Chuyên đề 2: Xu thế phát triển giáo dục mầm non trên thế giới, chiến lược phát triển giáo dục mầm non của Việt Nam

Chuyên đề 3: Các quy định của pháp luật về chính sách phát triển đội ngũ giáo viên mầm non

Phần II: Kiến thức về hoạt động nghề nghiệp, gồm 5 chuyên đề:

Chuyên đề 4: Phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên mầm non

Trong đó, một số yêu cầu về năng lực nghề nghiệp của giáo viên mầm non gồm: Năng lực nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em, giáo dục trẻ em, nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, xây dựng môi trường giáo dục, phát triển mối quan hệ giữa nhà trường - gia đình - xã hội, khả năng nghệ thuật trong hoạt động giáo dục mầm non.

Chuyên đề 5: Năng lực hỗ trợ đồng nghiệp trong phát triển chuyên môn giáo dục mầm non

Chuyên đề 6: Năng lực tự học và nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong giáo dục trẻ mầm non

Chuyên đề 7: Chuyển đổi số trong hoạt động giáo dục trẻ ở cơ sở giáo dục mầm non

Trong đó, bồi dưỡng kiến thức về chuyển đổi số trong hoạt động dạy học và giáo dục của giáo viên mầm non gồm: Giới thiệu một số ứng dụng trong thiết kế và tổ chức hoạt động giáo dục trẻ mầm non; khai thác một số kho dữ liệu trong giáo dục trẻ mầm non; thực hành ứng dụng một số phần mềm trong thiết kế và tổ chức hoạt động giáo dục trẻ mầm non; thực hành ứng dụng một số phần mềm trong quản lý cơ sở giáo dục mầm non; thực hành ứng dụng một số phần mềm trong việc phối hợp các lực lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non.

Chuyên đề 8: Năng lực thích ứng với sự thay đổi trong hoạt động nghề nghiệp của giáo viên mầm non

Phần III: Đánh giá kết quả bồi dưỡng

Thời điểm đánh giá được tổ chức vào cuối khóa học.

Về hình thức đánh giá, cơ sở bồi dưỡng tổ chức đánh giá kết quả bồi dưỡng bằng một trong số các hình thức sau:

+ Bài kiểm tra (tự luận hoặc tự luận kết hợp với trắc nghiệm khách quan);

+ Viết thu hoạch;

+ Viết tiểu luận theo quy định của cơ sở bồi dưỡng.

Nội dung đánh giá bảo đảm đạt các mục đích đánh giá và được chấm theo thang điểm 10.

Học viên được đánh giá đạt yêu cầu và được cấp chứng chỉ bồi dưỡng theo quy định nếu đáp ứng đủ các yêu cầu sau đây:

- Tham gia học tập đầy đủ theo quy định của chương trình bồi dưỡng.

- Làm bài đánh giá kết quả bồi dưỡng theo yêu cầu của cơ sở bồi dưỡng và đạt kết quả từ 5 (năm) điểm trở lên.

- Chấp hành đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật về bồi dưỡng viên chức; nội quy học tập của cơ sở bồi dưỡng.

Trường hợp học viên có bài kiểm tra hoặc bài thu hoạch hoặc bài tiểu luận theo yêu cầu của cơ sở bồi dưỡng đạt dưới 5 (năm) điểm thì được làm lại bài kiểm tra hoặc viết lại bài thu hoạch hoặc viết lại tiểu luận 1 (một) lần theo nội quy của cơ sở bồi dưỡng.

Cơ sở bồi dưỡng quy định cụ thể đối với các trường hợp không đáp ứng yêu cầu để được cấp chứng chỉ bồi dưỡng trong nội quy bồi dưỡng.

Thời gian chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non

- Tổng thời gian là: 3 tuần x 5 ngày làm việc/tuần x 8 tiết/ngày = 120 tiết (có thể tổ chức vào ngày nghỉ, tổng thời gian 120 tiết).

Phân bổ thời gian: Lý thuyết, thảo luận: 72 tiết; giải quyết bài tập tình huống, hướng dẫn thực hành: 44 tiết; đánh giá kết quả bồi dưỡng: 4 tiết.

Quy định mới về bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non - Ảnh 3.

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Quyết định 2000/QĐ-BGDĐT ngày 11/7/2023 Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non.

Cấu trúc chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non

TT

Nội dung

Số tiết

Tổng

Lý thuyết, thảo luận

Giải quyết bài tập tình huống, hướng dẫn thực hành

Phổ biến chương trình, nội quy bồi dưỡng (học viên tự nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu vào đầu khóa học)

0

0

0

I

Phần I: Kiến thức chung

36

20

16

1

Quản lý nhà nước về giáo dục mầm non

08

04

04

2

Xu thế phát triển giáo dục mầm non trên thế giới, chiến lược phát triển giáo dục mầm non của Việt Nam

12

08

04

3

Các quy định của pháp luật về chính sách phát triển đội ngũ giáo viên mầm non

16

08

08

II

Phần II: Kiến thức về hoạt động nghề nghiệp

80

52

28

1

Phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên mầm non

12

08

04

2

Năng lực hỗ trợ đồng nghiệp trong phát triển chuyên môn giáo dục mầm non

16

12

04

3

Năng lực tự học và nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong giáo dục trẻ mầm non

16

08

08

4

Chuyển đổi số trong hoạt động giáo dục trẻ ở cơ sở giáo dục mầm non

20

12

08

5

Năng lực thích ứng với sự thay đổi trong hoạt động nghề nghiệp của giáo viên mầm non

16

12

04

III

Phần III: Đánh giá kết quả bồi dưỡng

04

04

0

IV

Tổng cộng (I+II+III)

120

76

44

Quy định mới về bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non - Ảnh 5.

Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non gồm 8 chuyên đề.

Học viên đã được cấp chứng chỉ bồi dưỡng theo hạng từ 30/6/2022-11/7/2023 phải bồi dưỡng cập nhật 2 chuyên đề

Trường hợp học viên đã tham gia chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp khác thì cơ sở bồi dưỡng thành lập hội đồng công nhận giá trị chuyển đổi kết quả học tập các học phần đã học trong các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp mà học viên đã tham gia để xem xét miễn các học phần tương ứng trong Chương trình bồi dưỡng này. Việc công nhận giá trị chuyển đổi kết quả học tập các học phần thực hiện theo nội quy bồi dưỡng và theo các quy định hiện hành của pháp luật.

Đối với các trường hợp học viên đã được cơ sở bồi dưỡng cấp chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non theo hạng từ ngày 30/6/2022 đến thời điểm Chương trình bồi dưỡng này có hiệu lực thi hành (11/7/2023) thì cơ sở bồi dưỡng (nơi cấp chứng chỉ) có trách nhiệm:

- Tổ chức cho học viên bồi dưỡng cập nhật nội dung Chuyên đề 7 và Chuyên đề 8 Phần II Chương trình bồi dưỡng này bằng hình thức phù hợp.

- Cấp chứng chỉ bồi dưỡng thay thế.

Căn cứ Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên đã ban hành, các cơ sở bồi dưỡng xây dựng kế hoạch tổ chức bồi dưỡng và báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục) về công tác bồi dưỡng và cấp chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp trước ngày 30/11 hằng năm và khi có yêu cầu.

Việc quản lý và cấp phát chứng chỉ thực hiện theo quy định tại Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 1/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18/10/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP và hướng dẫn của Bộ Nội vụ.

Quy định mới về bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non - Ảnh 6.

Theo Quyết định 2000/QĐ-BGDĐT, giáo viên mầm non được bồi dưỡng về phát triển năng lực nghề nghiệp; năng lực tự học và nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.

Tại Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã điều chỉnh quy định về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp (sau đây gọi tắt là chứng chỉ) như sau:

Chỉ quy định 1 chứng chỉ chung đối với các hạng giáo viên. Mỗi cấp học chỉ có 1 chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.

Giáo viên đã có một trong các chứng chỉ theo hạng của cấp học đang giảng dạy cấp trước ngày 30/6/2022 thì được xác định đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ, được sử dụng khi tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp và không phải học chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tương ứng với từng cấp học.

Khi bổ nhiệm, chuyển xếp chức danh nghề nghiệp giáo viên tương ứng theo quy định tại các Thông tư 01-04 và khi chuyển chức danh nghề nghiệp thì không yêu cầu giáo viên phải có chứng chỉ. Giáo viên tuyển dụng mới phải có chứng chỉ theo quy định trong thời gian thực hiện chế độ tập sự.

Nguồn: Cổng TTĐT Chính phủ