Nên thống nhất tên gọi của bộ tiêu chí đánh giá xây dựng xã hội học tập tại địa phương
Lời Tòa soạn: Tạp chí Công dân và Khuyến học xin đăng tải bài phát biểu tham luận của Chủ tịch Hội Khuyến học Phú Thọ Nguyễn Thị Kim Hải tại Hội thảo bàn về bộ tiêu chí đánh giá việc thực hiện xây dựng xã hội học tập trên địa bàn hành chính các cấp sáng ngày 27/12/2022.
Mục đích, yêu cầu, chủ đề và nội dung hội thảo có tính khoa học, phù hợp
Đây là sự cần thiết để Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Hội Khuyến học Việt Nam hoàn thiện bộ tiêu chí trình Chính phủ phê duyệt nhằm tạo sự lan tỏa mạnh mẽ của khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời trong các tầng lớp nhân dân.
Tôi đồng tình cao với cơ sở thực tiễn và lý luận để xây dựng bộ tiêu chí đánh giá việc thực hiện mô hình học tập trên địa bàn hành chính các cấp. Bởi lẽ:
Nghị quyết Trung ương 8 (Khóa 9) nêu rõ việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong đó chú trọng hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập.
Như vậy, chúng ta đang có các loại hình đào tạo chính quy, phi chính quy, không chính quy và hệ thống giáo dục theo hướng mở đã hình thành (mặc dù giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp chưa được quan tâm thỏa đáng mà mới tập trung vào hệ đào tạo chính quy...).
Kết luận của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị 11 của Bộ Chính trị và các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời cũng đã nêu rõ trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, mỗi đảng viên làm nòng cốt trong khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời....
Các Quyết định 89, 281/QĐ-TTg về xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời với các mô hình gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị học tập đã cơ bản được thực hiện có hiệu quả, làm cơ sở rút kinh nghiệm giai đoạn 2021-2030.
Việc thực hiện xây dựng xã hội học tập trên địa bàn hành chính các cấp trong thời kỳ hội nhập và đổi mới, đặc biệt sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì việc xây dựng bộ tiêu chí là rất cần thiết, nó sẽ phải được coi như một công cụ quản lý, đánh giá tình trạng xây dựng xã hội học tập nằm trong tiêu chí xây dựng cơ quan, đơn vị, chính quyền trong sạch vững mạnh phù hợp với các tiêu chí về xã hội học tập của UNESCO.
Một số đề xuất cụ thể về giải pháp tổ chức thực hiện
Trên cơ sở thống nhất cao về mặt lý luận, thực tiễn, sự cần thiết phải ban hành đồng bộ bộ tiêu chí xây dựng các mô hình (công dân, gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị) và công nhận mô hình xã hội học tập trên địa bàn hành chính các cấp nhằm tạo sự đồng bộ, lan tỏa phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời...
Trung ương Hội phối hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục và Đào tạo (cơ quan được Chính phủ giao chủ trì xây dựng bộ tiêu chí) thống nhất về tên gọi "Bộ tiêu chí xây dựng mô hình xã/phường/thị trấn; huyện/tỉnh học tập" theo dự thảo của Bộ Giáo dục và Đào tạo hay lấy tên gọi "Bộ tiêu chí đánh giá công nhận mô hình xã hội học tập trên địa bàn hành chính các cấp" như chương trình hội thảo của Hội Khuyến học Việt Nam?
Và khẩn trương hoàn thiện trình Chính phủ phê duyệt (Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản đề nghị Uỷ ban nhân dân các địa phương góp ý và đã tổ chức lấy ý kiến về dự thảo bộ tiêu chí và triển khai thí điểm theo lộ trình) nhưng đến nay vẫn chưa được ban hành và thống nhất tên gọi bộ tiêu chí công nhận mô hình.
Về nội dung của dự thảo Bộ tiêu chí (có góp ý cụ thể kèm theo) song những nội dung quan trọng về cách đánh giá, xếp loại, mức điểm cần cụ thể hơn, có so sánh kết quả hàng năm...
Các nội dung tiêu chí mặc dù đã phân giai đoạn 2021-2026, 2026-2030 nhưng vẫn phải bám sát với mục tiêu, tiêu chí của Quyết định 1373/QĐ-TTg "Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030" đặc biệt chú trọng đến chỉ số về sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và yếu tố cốt lõi để công nhận xã hội học tập là các điều kiện cần thiết về các thiết chế giáo dục, cơ sở vật chất, chất lượng đội ngũ phục vụ hệ thống giáo dục chính quy, phi chính quy và không chính quy; yếu tố bình đẳng giới.... với những tiêu chí mang tính định lượng cụ thể...
Bộ tiêu chí làm sao phải có cấu trúc chặt chẽ, phù hợp với địa phương và giúp địa phương dễ thực hiện nhất. Cần rút kinh nghiệm kết quả thực hiện thí điểm Bộ tiêu chí công nhận huyện/tỉnh học tập (Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai) để hoàn thiện Bộ tiêu chí phù hợp với điều kiện thực tiễn vùng miền đồng thời đề xuất với Chính phủ ban hành bộ tiêu chí và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
Quá trình tổ chức thực hiện yếu tố quan trọng, quyết định đó là sự "cam kết chính trị" của cấp ủy và chính quyền địa phương về xây dựng mô hình học tập các cấp hành chính. Mặc dù các tiêu chí dự thảo đã cơ bản được thiết kế theo một khung thống nhất:
Điều kiện để xây dựng mô hình xã hội học tập trên địa bàn hành chính
Kết quả học tập của nhân dân trên địa bàn thông qua việc thực hiện các chỉ tiêu được quy định cụ thể trong Quyết định 1373/QĐ-TTg.
Hiệu quả, tác dụng của việc học tập, của công dân trên địa bàn đối với sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, môi trường....
Song để bộ tiêu chí được thực hiện đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội Khuyến học Việt Nam phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn cụ thể, chi tiết các địa phương, ngành thực hiện một cách đồng bộ ban hành những văn bản, bộ tài liệu hướng dẫn, tập huấn quán triệt chủ trương, kế hoạch triển khai và tổ chức kiểm tra, đánh giá, xếp loại các địa phương làm tốt để báo cáo Chính phủ... đồng thời gắn với khẩn trương phát động phong trào thi đua xây dựng cả nước thành một xã hội học tập (mới có sự đồng bộ về danh hiệu thi đua, gắn với các phong trào thi đua khác...
Sự vào cuộc đồng bộ của các "binh chủng" thông tin đại chúng nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền, toàn xã hội, gương tập thể, cá nhân tiêu biểu...; tổ chức in ấn, phát hành tài liệu, tờ gấp về những nội dung liên quan đến hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí
Hội thảo hôm nay nên thống nhất về tên gọi "Bộ tiêu chí đánh giá việc thực hiện xây dựng xã hội học tập trên địa bàn hành chính các cấp" giai đoạn 2022-2026 với danh hiệu công nhận cho các cấp hành chính:
Đối với các mô hình học tập theo Quyết định 387/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ giữ nguyên tên gọi.
Đối với mô hình "Cộng đồng học tập": áp dụng đối với địa bàn hành chính từ cấp tỉnh/thành phố, quận/huyện, xã/phường/thị trấn Trung ương Hội phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tham mưu với chính phủ về tên gọi cụ thể phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam và yêu cầu của UNESCO (công nhận mô hình huyện/tỉnh học tập hay công nhận mô hình xã hội học tập...
Đối chiếu với Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn công nhận mô hình "Cộng đồng học tập cấp xã"; Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo "Xếp loại đơn vị học tập đối với các đơn vị hành chính cấp tỉnh, huyện" tại công văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo "Triển khai thí điểm công nhận huyện/thành phố/tỉnh học tập". Như vậy phải thống nhất tên gọi (nếu như tên hội thảo hôm nay phải sửa đổi một số thông tư vì nhiều điểm không phù hợp với yêu cầu của Quyết định 1373/QĐ-TTg.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.
Đăng nhập để tham gia bình luận
Đăng nhập với
Facebook Google