Nền tảng số xuyên kênh, xu hướng mới của ngành ngân hàng

Quang Minh
07:00 - 23/07/2024
Công dân & Khuyến học trên

Nhiều khách hàng ngân hàng hiện nay đã có thể tận hưởng các dịch vụ trải nghiệm nền tảng số xuyên kênh, tức là dùng 1 app nhưng có thể giao dịch nhiều kênh tài chính khác. Đây là một trong những xu thế mới và hữu ích cho người dùng.

Trải nghiệm nền tảng số xuyên kênh ngay tức thì

Theo TPBank, Ngân hàng này vừa tiên phong triển khai hỗ trợ các giao dịch xuyên kênh hỗ trợ nâng cao trải nghiệm người dùng. Dịch vụ này vừa mới ra đời, đã liên tục nhận được nhiều sự quan tâm của khách hàng.

Một khách hàng của TPBank khá bất ngờ khi nhận thẻ ngay lập tức tại TPBank LiveBank 24/7: "Tôi vừa đăng ký mở thẻ trên app TPBank hôm qua, vậy mà hôm nay khi ra LiveBank 24/7, tôi có thể nhận ngay được thẻ vật lý mà không cần phải thao tác gì phức tạp. Thẻ này tôi cần gấp để đi du lịch, nghe bạn bè mách đăng ký thử, ai ngờ thực sự nhận được thẻ để chi tiêu luôn".

Có thể làm được điều này vì TPBank với nền tảng công nghệ được đầu tư bài bản đã triển khai hệ sinh thái số được liên kết chặt chẽ, đồng bộ trên tất cả các kênh và liên tục được cập nhật để gia tăng trải nghiệm dành cho khách hàng.

Ví dụ: Khách hàng của TPBank hoàn toàn có thể yêu cầu rút tiền bằng mã QR trên app, nhưng nhận tiền tại LiveBank 24/7. Hoặc đăng ký mở thẻ trên app, nhưng ngay lập tức lấy thẻ ngay tại LiveBank 24/7.

Trải nghiệm số xuyên kênh, hay còn gọi là đa kênh (Omni-channel) là xu hướng phát triển của các ngân hàng hiện nay, nhằm mục đích tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng trên nền tảng đa kênh.

Nền tảng số xuyên kênh giúp khách hàng giao dịch thuận lợi

Khách hàng có thể bắt đầu quá trình giao dịch trên một kênh và kết thúc trên một kênh khác mà hoàn toàn không phải nhập liệu lại từ đầu. Điều này đòi hỏi sự tích hợp chặt chẽ giữa các kênh giao dịch truyền thống và hệ thống ngân hàng số mà ngân hàng cung cấp, khách hàng có thể tương tác một cách mượt mà và thoải mái từ bất kỳ nơi nào.

Việc trải nghiệm đồng bộ và liền mạch trên mọi kênh giao dịch, từ Internet Banking, Mobile Banking, ATM, quầy giao dịch hay tư vấn viên đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng, tiết kiệm chi phí cho ngân hàng, đồng thời gia tăng sự cạnh tranh. Với sự đồng bộ hóa này, khách hàng không còn bận tâm việc lựa chọn kênh giao dịch phù hợp vì các kênh đều đem lại trải nghiệm như nhau.

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định 2345/QĐ-NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng cần phải triển khai xác thực sinh trắc học cho một số loại giao dịch trong thanh toán trực tuyến trên Internet.

Với nền tảng công nghệ đa kênh mạnh mẽ, đi đầu trong việc ứng dụng sinh trắc học vào các giao dịch ngân hàng, TPBank đã nhanh chóng đã trở thành ngân hàng đầu tiên tuân thủ áp dụng 100% Quyết định 2345 trong các giao dịch giá trị cao với tất cả khách hàng, sớm trước 10 ngày so với ngày Quyết định có hiệu lực.

Khách hàng của TPBank có tới 3 kênh để cập nhật sinh trắc học. Với một lần cập nhật duy nhất trên app, tại quầy hoặc tới với các điểm LiveBank 24/7, các lần giao dịch sau đó, khách hàng có thể thực hiện nhanh chóng tại bất kỳ kênh nào với nhận diện khuôn mặt đã đăng ký của mình.

Với phương châm thấu hiểu và lấy khách hàng là trọng tâm, TPBank luôn đi từ cốt lõi để tập trung giải quyết các nhu cầu và hiện đại hóa trải nghiệm của khách hàng. Vì vậy, đội ngũ ngân hàng này đã thiết kế giao diện người dùng/trải nghiệm người dùng (UI/UX) nội bộ có thể dễ dàng và tự tin xây dựng quy trình, sản phẩm hay phát triển các tính năng nhanh gấp 5-6 lần so với trước đây, nâng cao đáng kể hiệu quả hoạt động và tính linh hoạt của dịch vụ, đồng bộ trên tất cả các kênh của ngân hàng.

Ông Nguyễn Hưng - Tổng Giám đốc TPBank chia sẻ: "Sự hài lòng của khách hàng trong việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng của chúng tôi trên đa kênh một cách suôn sẻ cũng được nâng cao. Chúng tôi đã đạt được quy trình xuyên suốt 100% cho hơn 200 sản phẩm ngân hàng trực tuyến tự phục vụ và giảm 95% thời gian ngừng hoạt động xuống chỉ còn vài phút mỗi tháng. Mục tiêu của chúng tôi rất rõ ràng – tiếp tục đưa TPBank trở thành một trong 10 ngân hàng toàn diện hàng đầu tại Việt Nam".

Chọn dẫn dắt xu hướng số, TPBank đã được vinh danh với giải thưởng "Best Omnichanel Implementation - Giải pháp trải nghiệm số xuyên kênh tốt nhất" của hai tổ chức uy tín thế giới The Digital Banker và The Asian Banker. Vượt trên một xếp hạng quốc gia, giải thưởng này của TPBank được The Asian Banker xét trong toàn khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Nền kinh tế số, xã hội số Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh mẽ, nền tảng số xuyên kênh là một "trái ngọt"

Có thể nói, trong thời gian qua, tiến trình chuyển đổi số của Việt Nam thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, tuy nhiên, cách tiếp cận hiện nay đã tới hạn, để phổ cập thì cần phải có cách tiếp cận mới. 

Sản phẩm số của doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục phát triển và xuất khẩu đi khắp thế giới. Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sản phẩm số tăng từ 113,5 tỷ USD năm 2021 lên 117,3 tỷ USD năm 2023; 6 tháng năm 2024 đạt 64,9 tỷ USD, tăng 23%.

Doanh thu phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin tăng khá (năm 2023: 13 tỷ USD; 6 tháng 2024: 6 tỷ USD); xuất khẩu năm 2023 đạt 7,5 tỷ USD; 6 tháng 2024 đạt gần 3 tỷ USD.

Theo Báo cáo của Liên hợp quốc năm 2022, về xếp hạng Chính phủ điện tử tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam giữ nguyên thứ hạng là 6/11 quốc gia (sau 5 quốc gia là Singapore, Malaysia, Thái Lan, Brunei và Indonesia). Về xếp hạng Dịch vụ công trực tuyến, Việt Nam tăng 1 bậc so với năm 2020, xếp hạng thứ 5/11 (sau 4 quốc gia là Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia).

Tốc độ tăng trưởng kinh tế số của Việt Nam tăng dần qua các năm. Nếu năm 2020, Việt Nam chỉ đứng thứ 6 trong khu vực ASEAN về tốc độ tăng trưởng kinh tế số, thì năm 2021 tốc độ tăng trưởng của Việt Nam đã cải thiện đứng thứ 3 khu vực. Hai năm liên tiếp 2022, 2023 tốc độ tăng trưởng kinh tế số Việt Nam đã đứng thứ 1 khu vực ASEAN.

Trong số các lĩnh vực chuyển mình mạnh mẽ trong công cuộc Chuyển đổi số , ngành ngân hàng và tài chính nói chung đang có bước phát triển đột phá tạo ra những lợi ích to lớn cho cộng đồng, xã hội. 

Một trong những lợi ích quan trọng nhất là cải thiện trải nghiệm khách hàng. Thông qua việc áp dụng công nghệ số, các ngân hàng và tổ chức tài chính có thể cung cấp dịch vụ nhanh chóng, tiện lợi mà dịch vụ "Nền tảng số xuyên kênh" là một ví dụ về "trái ngọt" cho những nỗ lực chuyển đổi số trong ngành. Điều này có thể tạo ra sự hài lòng và tính ổn định, bền vững, khả năng phát triển tốc độ, nhanh mạnh hơn đối với ngành ngân hàng. 


Bình luận của bạn

Bình luận