Nâng cao giao tiếp trong việc giới thiệu cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh

Võ Đức Hiệu
06:00 - 25/10/2022
Công dân & Khuyến học trên

Bài viết bàn về một số thủ thuật nâng cao tính giao tiếp trong việc giới thiệu các cấu trúc ngữ pháp trong phần Grammar, tiết Language Focus, theo sách Tiếng Anh, chương trình chuẩn.

Nhiều cuốn sách ngữ pháp Tiếng Anh thường dạy ngoài ngữ cảnh. Học sinh được giới thiệu các câu đơn lẻ và việc dạy ngữ pháp chỉ giới hạn ở việc giới thiệu dạng thức (form), của các điểm ngữ pháp. Sau đó học sinh thực hành với các dạng bài tập như nhắc lại, chuyển đổi,… Tiến trình dạy ngữ pháp như thế khiến cho học sinh không thấy được ngữ cảnh giao tiếp mà cấu trúc ngữ pháp đó được sử dụng.

Ngữ pháp không phải là kết quả cuối cùng của quá trình ngôn ngữ mà phải là một công cụ giúp người học giao tiếp hiệu quả hơn. Vì vậy, giải pháp ở đây là khi dạy một điểm ngữ pháp nào đó giáo viên cần đưa vào một ngữ cảnh có thể làm rõ mối quan hệ của dạng thức của điểm ngữ pháp ấy và chức năng giao tiếp của nó.

Sau đây là một số thủ thuật có thể áp dụng trong việc sử dụng ngữ pháp nhuần nhuyễn trong giao tiếp Tiếng Anh.  

Giới thiệu cấu trúc ngữ pháp thông qua bài đọc

Thủ thuật này còn được gọi là cung cấp ngữ liệu (input enhancement). Nó giúp người học tự nhận biết cấu trúc ngữ pháp mà giáo viên muốn giới thiệu. Với thủ thuật này chúng ta hướng sự chú ý của người học vào cấu trúc ngữ pháp bằng cách gạch chân, tô màu… cấu trúc đó. Sau đó học sinh sẽ thảo luận để tìm ra dạng thức và cách sử dụng của cấu trúc đó.

Ví dụ, để dạy thì quá khứ đơn ở Unit 1: Language Focus, sách Tiếng Anh 10, chúng ta có thể sử dụng đoạn văn sau:

Last Sunday I went to Hien Ninh market to buy some food. I met one of my old friend. We talked for a while very happily then we said goodbye.

Once upon a time there was a king. He had a beautiful young daughter. For her birthday, the king gave her a golden ball that she played with every day. The king and his daughter lived near a dark forest

Những đoạn văn này sẽ được phát cho học sinh dưới dạng hand-out, sau đó giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để tìm ra các động từ trong đó. Qua đoạn văn/câu chuyện này học sinh biết được rằng thì quá khứ đơn được dùng để nói về các sự việc xảy ra trong quá khứ đồng thời nắm luôn dạng quá khứ đơn của động từ Tiếng Anh.

Giới thiệu cấu trúc ngữ pháp thông qua hình ảnh, đồ vật, người thật và sự việc thật

Giáo viên có thể sử dụng tranh ảnh, đồ vật trong lớp học, cử chỉ, hành động của bản thân và ngay cả học sinh để dạy ngữ pháp. Đây là một trong những thủ thuật hiệu quả nhất vì nó rất gần gũi và dễ gây hứng thú cho người học, đặc biệt nếu như chúng ta dùng những chủ thể dễ thu hút sự quan tâm của học sinh như phim ảnh, các bài hát, các ca sĩ, diễn viên nổi tiếng…

Ví dụ, khi dạy cấu trúc Used to + Infinitive ở Unit 4, ta có thể cho học sinh xem tranh hoăc hỏi về Tuấn Tú là người dẫn chương trình của chương trình "Chiếc nón kỳ diệu".

  • Giáo viên: What does Tuan Tu do now?
  • Học sinh: He’s an MC.
  • Giáo viên: What did he use to do?
  • Học sinh:…
  • Giáo viên: He used to be a footballer. He used to play for The Cong team.

Ghi lên bảng câu cuối cùng và yêu cầu học sinh rút ra cấu trúc cũng như ý nghĩa của Used to + Infinitive.

Hoặc khi dạy The passive voice ở Unit 10, giáo viên có thể làm hành động đẩy bàn và hỏi học sinh.

  • Giáo viên: What am I doing?
  • Học sinh : You’re pushing the table.
  • Giáo viên : So, the table is being put by me.
  • Giáo viên : What subject do I teach you?
  • Học sinh: English.
  • Giáo viên: So, English is taught by me.

Viết hai câu bị động lên bảng và yêu cầu học sinh gạch chân cụm động từ, từ đó rút ra cấu trúc bị động của hiện tại đơn và hiện tại tiếp diễn cũng như cách dùng của chúng.

Giới thiệu cấu trúc thông qua tình huống

Giáo viên hoặc kể một câu chuyện đơn giản hoặc vẽ/ sử dụng một loạt các bức tranh miêu tả một tình huống nào đó. Khi dùng thủ thuật này giáo viên nên sử dụng từ ngữ đơn giản mà học sinh biết để miêu tả tình huống.

Ví dụ, khi dạy câu điều kiện loại 3 ở Unit 11, giáo viên có thể sử dụng tình huống sau:

I have a friend. We went to high school together. He is intelligent, so he used to be lazy. At last, he failed the entrance examination because he didn’t study hard for it. He now regrets not studying hard.

Sau đó sẽ hỏi một số câu dẫn dắt như: When did he fail the exam? Could he change the situation?/ He now regrets that he hadn’t studied hard. If he had studied hard, he would have passed the exam.

Giáo viên có thể yêu cầu học sinh đặt thêm một số câu về tình huống trên. Từ đó học sinh sẽ nhận ra rằng câu điều kiện loại 3 nói về những việc không xảy ra trong quá khứ được sử dụng để nói những điều đáng tiếc đã xảy ra.

Hoặc để giới thiệu câu điều kiện loại 2, chúng ta có thể sử dụng tình huống sau:

  • Giáo viên: Where are you now?
  • Học sinh: I am in the classroom
  • Giáo viên: What are you doing?
  • Học sinh: I am learning English?
  • Giáo viên: What would you do if you were at home?
  • Học sinh A: I would watch TV if I were at home
  • Học sinh B: I would play games if I were at home
  • Học sinh C:…
  • Giáo viên: What would you do if you had a lot of money now?
  • Học sinh A: I would travel around the world if I had a lot of money.
  • Học sinh B: I would buy a big house for my family.
  • Học sinh C:…

Giáo viên sau khi đặt câu hỏi sẽ gọi học sinh trả lời và ghi câu trả lời lên bảng, nếu học sinh trả lời sai cấu trúc ngữ pháp thì giáo viên sẽ gợi ý sửa để học sinh cho đúng. Sau đó viết các câu trả lời của học sinh lên bảng. Bước cuối cùng giáo viên sẽ khái quát cấu trúc và hỏi học sinh cách sử dụng câu điều kiện loại 2.

Giới thiệu ngữ pháp bằng việc sử dụng chính kiến thức của học sinh

Giáo viên cũng có thể giới thiệu ngữ pháp bằng cách sử dụng ngay kiến thức của học sinh. Đây là một thủ thuật khá hiệu quả vì nó tác động ngay đến đối tượng của quá trình dạy học.

Ví dụ, để giới thiệu Although ở Unit 15, có thể thực hiện như sau:

  • Giáo viên: Is Japan a rich and strong country?
  • Học sinh: Yes, it is.
  • Giáo viên: Does Japan have a lot of natural resources?
  • Học sinh: No, it doesn’t.
  • Giáo viên: Of course. Although Japan doesn’t have a lot of natural resources, it is very rich and trong.

Viết câu cuối cùng lên bảng và hỏi học sinh về ý nghĩ cũng như cách dùng của Although.