Lương giáo viên từ 1/7/2024 có tăng cao như kì vọng?
Nhiều giáo viên hy vọng từ thời điểm 1/7/2024 khi Nhà nước thực hiện cải cách tiền lương thì lương giáo viên sẽ tăng cao so với mức lương hiện tại. Tuy vậy, mức lương giáo viên từ 1/7/2024 có thực sự được như kì vọng?
Bảng lương mới theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 được thiết kế dựa trên các yếu tố sau đây:
- Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
- Mở rộng quan hệ tiền lương làm căn cứ để xác định mức tiền lương cụ thể trong hệ thống bảng lương, từng bước tiệm cận với quan hệ tiền lương của khu vực doanh nghiệp phù hợp với nguồn lực của Nhà nước.
Bảng lương mới theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 được thiết kế dựa trên các yếu tố sau đây:
- Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
- Mở rộng quan hệ tiền lương làm căn cứ để xác định mức tiền lương cụ thể trong hệ thống bảng lương, từng bước tiệm cận với quan hệ tiền lương của khu vực doanh nghiệp phù hợp với nguồn lực của Nhà nước.
Theo Bộ Nội vụ, chính sách tiền lương mới có thể sẽ được mở rộng quan hệ tiền lương từ 1-2,34-10 hiện nay lên 1-2,68-12 từ 1/7/2024.
Theo đó, mức lương trung bình của công chức, viên chức cũng có mức khởi điểm tăng từ hệ số 2,34 lên 2,68.
Cùng với đó, nếu tính cả lương cơ bản, phụ cấp và tiền thưởng thì tiền lương trung bình của công chức viên chức nói chung và giáo viên nói riêng sau khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ tăng hơn 32% so với thu nhập bình quân của lao động làm công hưởng lương (7,5 triệu đồng/tháng).
Như vậy, từ ngày 1/7/2024, giáo viên mới ra trường sẽ có mức lương 6.271.200 đồng/tháng - chưa trừ các khoản bảo hiểm, công đoàn… (Cách tính: 2,68 x 1.800.000 đồng x 30% phụ cấp đứng lớp). So với giáo viên mới ra trường trước ngày 1/7/2024, giáo viên ra trường sau ngày 1/7/2024 sẽ được tăng 795.600 đồng/tháng.
Ví dụ, giáo viên phổ thông hạng 3 bậc 6 (hệ số 3,99) có thâm niên dạy 16 năm sẽ có mức lương 10.936.600 đồng/tháng - chưa trừ các khoản bảo hiểm, công đoàn… (Cách tính: 2,68 x 1.800.000 đồng x 30% phụ cấp đứng lớp + 16% thâm niên)
Tuy nhiên, từ 1/7/2024, giáo viên sẽ bị cắt thâm niên. Vậy nên, tiền lương của giáo viên (bậc 6) còn lại 9.336.600 đồng/tháng nhân với 32% sẽ có tổng lương 12.324.312 đồng/tháng. Giáo viên vẫn được tăng 2.987.712 đồng/tháng. Sau khi trừ các khoản, tiền lương giáo viên (bậc 6) sẽ được tăng khoảng hơn 1,5 triệu đồng/tháng.
Hay theo cách tính tương tự như trên, trước 1/7/2024, giáo viên phổ thông hạng 3 bậc 9 có thâm niên dạy 24 năm sẽ có mức lương 14.053.200 đồng/tháng. Từ 1/7/2024 sẽ có mức lương 15.382.224 đồng/tháng. Sau khi trừ các khoản, tiền lương giáo viên (bậc 9) sẽ thấp hơn con số 14.053.200 đồng/tháng.
Mặc dù vậy, Nghị quyết 27/NQ-TW khẳng định mức lương mới của cán bộ, công chức sẽ không thấp hơn tiền lương hiện hưởng, nên giáo viên bậc 9 có khả năng sẽ được bảo lưu theo mức lương cũ.
So sánh cho thấy, giáo viên mới ra trường, giáo viên có hệ số lương thấp sẽ được hưởng lợi khi Nhà nước tăng lương. Còn giáo viên có hệ số lương từ bậc 6 trở lên sẽ được tăng nhưng không đáng kể. Nếu không kiềm chế được lạm phát, mức lương tăng chỉ đủ bù vào giá tiêu dùng.
Sau đó, tức năm 2025, lương sẽ tiếp tục tăng thêm 7% hằng năm để bù trượt giá và đảm bảo đời sống cho công chức viên chức nói chung và với giáo viên nói riêng.
Chính sách cải cách tiền lương đã được Quốc hội thống nhất áp dụng từ ngày 01/7/2024, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có văn bản quy định cụ thể.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.
Đăng nhập để tham gia bình luận
Đăng nhập với
Facebook Google