Giảm tiêu thụ bia, rượu, người Việt "khoẻ" hơn

Quang Minh
12:47 - 02/10/2023
Công dân & Khuyến học trên

Giảm tiêu thụ bia, rượu một cách đáng kể và dành ưu tiên cho những nhu cầu thiết yếu hàng ngày giữa tình hình kinh tế khó khăn đang là xu hướng được nhiều người Việt nhận ra nhiều lợi ích tích cực.

Sau COVID-19, lợi ích của cai rượu bia làm người dân "thờ ơ" với ngành

Uống rượu bia không còn là một nhu cầu thiết yếu kể từ sau đại dịch COVID-19, một thói quen tốt đã và được dần hình thành trong số đông người dân Việt Nam. Nhiều gia đình cắt giảm chi tiêu bằng việc bỏ rượu, bia, thuốc lá và nhiều chất kích thích không cần thiết khác. Điều này vừa mang lại lợi ích kinh tế, và mang lại nhiều cải thiện về sức khỏe một cách toàn diện và lâu dài. 

Kể từ sau đại dịch COVID-19, nhiều gia đình đã có thói quen "thắt chặt hầu bao" bằng cách lược bớt những khoản chi không hợp lý mà tập trung vào các nhu cầu thiết yếu. Với sự nỗ lực của nhiều hãng rượu, bia tăng đầu tư cho quảng cáo trở lại, thậm chí nhiều hãng bia, rượu cũng đã quảng cáo cho nhiều loại sản phẩm mới không chứa cồn, tuy nhiên sự sụt giảm doanh số bán hàng cũng cho thấy thói quen tiêu dùng đã có phần thay đổi. 

Giảm tiêu thụ bia, rượu, người Việt "khoẻ" hơn - Ảnh 1.

Việt Nam được coi là quốc gia số 1 Đông Nam Á về tiêu thụ bia rượu. Ảnh minh
họa: AI

Nhận ra nhiều lợi ích của việc bỏ rượu, bia

Giảm cân, cải thiện sức khỏe, thể chất phát triển lành mạnh, da dẻ mịn màng và điều quan trọng là giảm thiểu đáng kể hiệu suất làm việc của hệ thống tiêu hoá khi cơ thể dư thừa nước... Đó là những tác dụng rõ rệt của việc cắt giảm đồ uống kích thích trong bữa ăn hàng ngày.  

Đối với những người trước đó nghiện uống rượu bia, thì sự cải thiện trong sức khoẻ còn thể hiện rõ nét hơn. Đặc biệt, những tác hại của rượu bia được cảnh báo mất an toàn kèm theo những khoản "phạt" khủng trong khi tham gia giao thông cũng thường xuyên được truyền thông, nhắc nhở, khiến người dân ngày càng trở nên "lạnh nhạt" với những loại đồ uống có cồn. 

Theo một báo cáo gần đây của hãng tin Bloomberg, số liệu về mức tăng trưởng của nền kinh tế quý III được ước chừng khoảng 5%, tăng từ mức 4,4% trong ba tháng trước đó, tuy nhiên mức tăng này còn cách xa so với mục tiêu 6,5% của chính phủ trong năm nay. Điều này tác động trực tiếp đến xu hướng và thói quen tiêu dùng của người dân. 

Đặc biệt, đối với các khoản sinh hoạt phí hàng ngày, người dân càng có xu hướng tiết kiệm các khoản chi tiết, cắt loại bỏ những khoản chi không cần thiết, trong đó có chi phí đồ uống cao cấp. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới các hãng sản xuất đồ uống, rượu bia trên toàn cầu. 

Trong số các quốc gia, Việt Nam được coi là quốc gia giữ vị trí số 1 Đông Nam Á về tiêu thụ bia rượu, tuy nhiên việc cắt giảm chi phí sinh hoạt, đồ uống rượu bia đã có ảnh hưởng tới số liệu chung của ngành sản xuất này tại khu vực và các quốc gia nhập khẩu vào Việt Nam. 

Bên cạnh đó, thực tế tại các hãng sản xuất lớn, số liệu khảo sát của hãng nghiên cứu thị trường S&P (Global Market Intelligence) cho biết, trong bối cảnh nhu cầu kinh tế vẫn còn yếu, các công ty trong ngành đã buộc phải cắt giảm chi phí nhân sự, vận hàng trong khâu sản xuất để có thể tồn tại trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế, khi mà nhu cầu tiêu dùng khắp nơi đang có xu hướng chậm lại.

Có thể nói, việc cắt giảm chi phí cho lĩnh vực rượu bia là một xu hướng tất yếu trong thời buổi kinh tế khó khăn. Các gia đình, doanh nghiệp và bản thân người dân Việt Nam cũng ý thức rõ ràng được nhiều lợi ích của việc cắt giảm chi tiêu cho đồ uống rượu bia. Việc từ bỏ chi tiêu cho khoản chi này không chỉ giúp tiết kiệm tiền bạc, thời gian, công sức của nhiều người mà còn đảm bảo một nền dân số "khoẻ". Sức khoẻ người dân được đảm bảo, an toàn tính mạng, giao thông "khoẻ" đem lại lợi ích cho quốc gia. Đồng thời, kinh tế gia đình cũng "khoẻ" theo, khi không phải tiêu tốn những khoản chi lớn cho phần đồ uống quá cao cấp, đắt tiền.