Đề xuất chế độ tinh giản biên chế: Giáo viên có ảnh hưởng gì không?

Phan Anh
06:01 - 08/05/2023
Công dân & Khuyến học trên

Đề xuất chế độ tinh giản biên chế tại dự thảo Nghị định về tinh giản biên chế vừa được Bộ Nội vụ lấy ý kiến có một số nội dung liên quan đến giáo viên.

Một trong những đề xuất chế độ tinh giản biên chế đáng chú ý nhất tại dự thảo Nghị định về tinh giản biên chế là chế độ về hưu trước tuổi.

Đối tượng áp dụng là cán bộ, công chức, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Giáo viên là viên chức làm việc ở các đơn vị sự nghiệp công lập, chịu ảnh hưởng của dự thảo Nghị định này.

Đề xuất chế độ tinh giản biên chế: Giáo viên có ảnh hưởng gì không? - Ảnh 1.

Đề xuất chế độ tinh giản biên chế tại dự thảo Nghị định về tinh giản biên chế vừa được Bộ Nội vụ lấy ý kiến có một số nội dung liên quan đến giáo viên. Ảnh: Đào Anh

Giáo viên thuộc diện về hưu trước tuổi

STT

Đối tượng

Thời gian đóng bảo hiểm xã hội

Chế độ hưởng

1

Thấp hơn tối đa đủ 5 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu thấp nhất

Đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng hưu trí (thay vì quy định 20 năm trở lên), trong đó:

- Có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; hoặc

- Có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

- Có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01/01/2021.

- Hưởng chế độ hưu trí.

- Tỉ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi không bị trừ.
- Mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi được trợ cấp 03 tháng tiền lương;
- Được trợ cấp 5 tháng tiền lương cho 20 năm đầu công tác, có đóng đủ BHXH, từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp ½ tháng tiền lương.
- Nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ là ½ năm thì được trợ cấp ¼ tháng lương.

2

Thấp hơn tối đa đủ 5 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường trừ nữ cán bộ, công chức cấp xã.

Đủ 20 năm trở lên.

- Chế độ hưu trí

- Tỉ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi không bị trừ.

- 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 5 tháng tiền lương; từ năm 21 trở đi sẽ được trợ cấp ½ tháng lương/năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội.

- Mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi được trợ cấp 3 tháng tiền lương.

3

Thấp hơn 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu thấp nhất.

Đủ 20 năm trở lên, trong đó:

- Có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; hoặc

- Có đủ 15 năm làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; hoặc

- Đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước 01/01/2021.

- Hưởng chế độ hưu trí.

- Tỉ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi không bị trừ.

4

Thấp hơn 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường.

- Đủ 20 năm trở lên.

- Cán bộ, công chức cấp xã thì nữ từ đủ 15 đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội.

- Chế độ hưu trí.

- Tỉ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi không bị trừ.

5

Tuổi thấp hơn tối đa đủ 5 tuổi, tối thiểu đủ 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu ở điều kiện bình thường.

- Nữ cán bộ, công chức cấp xã thuộc đối tượng tinh giản biên chế.

- Đủ 15 đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội.

- Chế độ hưu trí.

- Tỉ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi không bị trừ.
- Trợ cấp 5 tháng tiền lương cho thời gian công tác có đóng từ đủ 15 đến dưới 20 năm bảo hiểm xã hội.

- Mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu ở điều kiện bình thường được trợ cấp 3 tháng tiền lương;

Những dòng chữ màu xanh trong bảng là nội dung được bổ sung tại dự thảo Nghị định về tinh giản biên chế.

Như vậy, dự thảo đã đề xuất chế độ tinh giản biên chế với những sửa đổi, bổ sung cụ thể gồm có:

Thay vì căn cứ vào tuổi nghỉ hưu tại Điều 169 - Bộ luật Lao động năm 2019, Bộ Nội vụ đã đề xuất lấy tuổi nghỉ hưu căn cứ tại Phụ lục I, Phụ lục II của Nghị định số 135/2020/NĐ-CP để xác định rõ tuổi nghỉ hưu qua từng năm theo lộ trình.

Với điều kiện về số tuổi thấp hơn tối đa đủ 5 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu thấp nhất thì thay vì đủ thời gian đóng 20 năm bảo hiểm xã hội trở lên thì dự thảo chỉ quy định đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng hưu trí và bổ sung chế độ hưởng có tháng lẻ là ½ năm thì được trợ cấp ¼ tháng lương.

Bổ sung điều kiện đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội thêm trường hợp có đủ 15 năm làm nghề, công việc đặc biệt nguy hiểm, nặng nhọc, độc hại.

Bổ sung thời gian áp dụng với trường hợp có thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước 01/01/2021.

Bổ sung chế độ về hưu trước tuổi với nữ cán bộ, công chức cấp xã thuộc đối tượng tinh giản biên chế.

Giáo viên thuộc diện chuyển sang làm việc khác

Dự thảo vẫn đề cập đến chế độ cho người thuộc diện tinh giản biên chế chuyển sang làm việc tại tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách Nhà nước như quy định tại Điều 9 Nghị định 108/2014/NĐ-CP gồm:

Trợ cấp 3 tháng tiền lương hiện hưởng;

Trợ cấp ½ tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội.

Tuy nhiên, điểm mới của chế độ này bổ sung trường hợp loại trừ không áp dụng chính sách này. Cụ thể, khoản 2 Điều 7 dự thảo nêu rõ các trường hợp:

Người đã làm việc ở đơn vị sự nghiệp công lập vẫn được giữ lại làm việc khi cơ quan chuyển sang đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư hoặc doanh nghiệp hoặc cổ phần hoá.

Người tinh giản biên chế có tuổi thấp hơn đủ 3 tuổi so với tuổi nghỉ hưu thấp nhất, có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên trong đó có:

Đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Đủ 15 năm làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn gồm cả thời gian làm ở nơi có phụ cấp khu vực 0,7 trở lên trước 01/01/2021.

Người thuộc đối tượng tinh giản biên chế có tuổi thấp hơn đủ 3 tuổi so với tuổi nghỉ hưu ở điều kiện bình thường, có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.

Các chế độ, chính sách khác vẫn đang áp dụng như quy định hiện nay.

Giáo viên có phải là công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm?

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm kèm theo Thông tư số 11/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2020 để thay thế cho Danh mục hiện tại từ ngày 01/3/2021.

Danh mục quy định hàng nghìn nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như khai thác khoáng sản; cơ khí, luyện kim; hóa chất; giáo dục đào tạo; xây dựng giao thông và kho tàng bến bãi; điện…

Theo quy định này, giáo viên không phải là nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Đó cũng là lí do chưa có quy định cho giáo viên mầm non nghỉ hưu sớm 5 năm. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho rằng, do nghề giáo viên mầm non là nghề đặc thù nên khi không còn đáp ứng được yêu cầu về sức khỏe, chuyên môn của nghề này thì giáo viên có thể được hỗ trợ đào tạo chuyển sang nghề khác.