Đề thi Olympic Ngữ văn: Bàn về cách thức "đi tìm thơ trong thơ"
Câu nghị luận văn học đề thi Olympic của một địa phương yêu cầu thí sinh bàn về cách thức "đi tìm thơ trong thơ" qua bài thơ "Ngẩn ngơ tìm" của nhà thơ Nguyễn Ngọc Hưng.
Bài Nghị luận xã hội
- Giải thích vấn đề nghị luận: Lời chia sẻ của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng là lời chia sẻ của một người đã đi qua tuổi trẻ nhớ về cái tôi hồn nhiên, trong trẻo, nguyên sơ của ngày xưa.
Từ đó, xác định và giải thích về cái tôi mà người trẻ cần đi tìm và thể hiện trong thời đại ngày nay như: cái tôi với những giá trị tốt đẹp, tích cực, phù hợp với dòng chảy thời đại; cái tôi đích thực là ta, không lẫn vào ai, phù hợp với sở nguyện của bản thân…
- Lí do người trẻ đi tìm cái tôi? Cái tôi người trẻ cần tìm và thể hiện trong thời đại ngày nay là cái tôi có đặc điểm như thế nào?
+ Mọi người, đặc biệt là người trẻ, có nhu cầu đi tìm và thể hiện cái tôi để hiểu hơn về mình, định hình giá trị bản thân, được mọi người thấu hiểu và công nhận, xác lập vị trí của mình giữa cuộc đời…
+ Cái tôi mà người trẻ cần đi tìm và thể hiện trong thời đại ngày nay nên là cái tôi với những giá trị tốt đẹp, tích cực, phù hợp với dòng chảy thời đại vì: khát khao hướng thiện của mỗi cá nhân; nhu cầu được mọi người công nhận, tôn trọng; ước muốn đóng góp cho xã hội, trở thành người có ích, sự phát triển không ngừng của Cách mạng 4.0, AI,…
+ Cái tôi ấy phải đích thực là ta, không lẫn vào ai, phù hợp với sở nguyện của bản thân vì: mỗi người đều là một bản ngã riêng; những giá trị độc đáo luôn là điều đáng quý; chỉ khi là mình, mới có thể hạnh phúc dài.
- Mở rộng, trao đổi với các ý kiến trái chiều hoặc các ý kiến khác để có cái nhìn toàn diện: cái tôi không phải nhất thành bất biến mà được tạo dựng mỗi ngày trong suốt hành trình cuộc sống, vì vậy hành trình đi tìm và thể hiện cái tôi là hành trình suốt đời; không đồng tình với những cái tôi không phù hợp,…
- Rút ra định hướng sống cho bản thân và thế hệ mình với tư cách là một công dân của thế kỉ XXI: hành trình tìm mình là hành trình dài lâu, khó khăn và giàu ý nghĩa; hành trình tìm mình phải gắn với hành trình tạo ra những giá trị của mình.
Bài Nghị luận văn học
- Phân tích một số nét đặc sắc về nội dung của bài thơ: nhan đề ngắn gọn vừa thể hiện được trạng thái cảm xúc chính (ngẩn ngơ) vừa thể hiện được hành động chủ yếu trong bài thơ (tìm); chủ đề gần gũi, thân quen:
+ Nỗi luyến tiếc trước những đổi thay của làng quê, nỗi hoài nhớ những điều đẹp đẽ của ngày xưa, tâm tình xao động khi đối mặt với những đan cài giữa quá khứ và hiện tại, giữa thực và mơ,…
+ Nhân vật trữ tình: người con xa nhà nay về thăm quê; cảm hứng: ngỡ ngàng, bâng khuâng, xao xuyến khi nghĩ về cảnh cũ, làng xưa, kỉ niệm ấu thơ; tư tưởng: luyến thương những ngày xưa yêu dấu, khao khát những vẻ đẹp của thiên nhiên, nghệ thuật và cuộc đời;
+ Thông điệp: hãy trân trọng quá khứ, yêu mến làng quê, thủy chung với kỉ niệm,...
- Phân tích một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ: chủ thể trữ tình ẩn; thể thơ năm chữ với kết cấu 04 khổ, mỗi khổ đều có điệp cấu trúc: "Đi tìm… trong…"; nhịp thơ linh hoạt (có sự thay đổi giữa 2/3 và 3/2); cách gieo vần đa dạng (vần chính – vần thông, vần liền – vần cách), hình ảnh thơ quen thuộc, giản dị; ngôn từ thơ tinh tế, tha thiết; nhiều biện pháp tu từ được sử dụng: điệp từ, điệp cấu trúc, so sánh (Nắng trời bông bưởi trắng), ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (Bâng khuâng cầm sợi nắng, ...)
- Khi đi tìm chất thơ về nội dung của một bài thơ, cần chú ý đến các phương diện sau: chủ đề, cảm hứng chủ đạo, tư tưởng, thông điệp, chi tiết, nhân vật trữ tình, nhan đề,…
- Khi đi tìm chất thơ về nghệ thuật của một bài thơ, cần chú ý đến các phương diện sau: dạng thức xuất hiện của chủ thể trữ tình, thể thơ, kết cấu, từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, vần, nhịp,…
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.
Đăng nhập để tham gia bình luận
Đăng nhập với
Facebook Google