5 lý do virus cúm A/H5N1 trở thành “sát thủ” nguy hiểm

PV
21:05 - 24/03/2024
Công dân & Khuyến học trên

Hiện tại chưa có bằng chứng cho thấy cúm A/H5N1 lây từ người sang người, tuy nhiên virus này được xác định là chủng cúm độc lực cao, người bị nhiễm thường diễn tiến nặng và tử vong với tỷ lệ cao khoảng 50% - trở thành "sát thủ" nguy hiểm, mối quan ngại lớn cho con người.

5 lý do virus cúm A/H5N1 trở thành “sát thủ” nguy hiểm - Ảnh 1.

5 lý do virus cúm A/H5N1 trở thành “sát thủ” nguy hiểm 

1. Đây là chủng virus có khả năng cho ra đời các biến thể với tốc độ rất nhanh, có thể chứa nhiều gen của nhiều loài động vật khác nhau.

2. Virus do chim đào thải qua đường phân và tồn tại trong phân chim tới 10 ngày. Sức sống mãnh liệt của virus kèm theo tập tính của các đàn chim di cư khiến cho virus cúm A/H5N1 trở nên dễ lây lan và nguy hiểm hơn bao giờ hết.

3. Loại virus này có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe con người. Theo đó, H5N1 được phân thành 2 nhóm là: virus độc lực cao (LPAI) và virus độc lực thấp (HPAI).

4. Virus có thể lây từ gia cầm sang con người và lây từ người sang người, dễ phát triển thành đại dịch.

5. Virus có khả năng tồn tại rất lâu trong môi trường bên ngoài. Thông thường nó sẽ chết ở nhiệt độ 600 độ C (trong 30 phút) hoặc 56 độ C (trong 3 giờ). Các chất tẩy rửa như iodin, formalin có thể đánh bay virus. Nhưng những nhóm virus độc lực cao thì thời gian sống sót của chúng ở ngoài môi trường sẽ lâu hơn (thậm chí là 35 ngày ở mức 40 độ C). Nếu cho cấp đông virus, nó có thể tồn tại trong hàng nhiều năm.

Cúm A/H5N1: nguồn lây nhiễm và cách phòng tránh

Bệnh cúm gia cầm H5N1 là do phân nhóm H5N1 của virus cúm A gây nên. Loại virus này thường trú ngụ trong các loài gia cầm, động vật có vú và lây cho con người. Độc lực của virus cúm A/H5N1 rất cao, khi cơ thể bị nhiễm phải virus này sẽ gây ra những triệu chứng diễn tiến phức tạp. 

Nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng, thường là do: Ăn trứng và thịt gia cầm chưa được nấu chín; Những nơi bán trứng, gia cầm và các khu chợ trời không đảm bảo vệ sinh; Sinh sống gần những trang trại lợn và gia cầm khiến virus có cơ hội gia tăng nhanh chóng.

Theo Bộ Y tế, thời điểm này đang là giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi bất thường là điều kiện thuận lợi cho các loại mầm bệnh phát triển. Bộ Y tế nhận định, trong thời gian tới vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang người. Cùng với đó, bệnh cúm gia cầm trên người hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như chưa có vaccine phòng bệnh. Hiện tại chưa có bằng chứng cho thấy cúm A/H5N1 lây từ người sang người, virus A/H5N1 là chủng cúm độc lực cao, người bị nhiễm thường diễn tiến nặng và tử vong với tỷ lệ cao (~50%).

Theo đó, để chủ động phòng, chống dịch cúm A/H5N1 lây từ gia cầm sang người, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp như: Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống sôi; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn; Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc; Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn; Hạn chế tiếp xúc, giết mổ, ăn các loại động vật hoang dã, đặc biệt là chim; Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.

Bệnh cúm gia cầm H5N1 có thể điều trị tại nhà nhưng đây là đối với trường hợp bệnh nhẹ. Còn những người bị nặng thì cần phải nhập viện để được can thiệp y tế, chăm sóc, theo dõi để phòng ngừa những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra mà không thể xử lý được tại nhà.

Đối với những bệnh nhân điều trị tại nhà, cần lưu ý: Nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng hay vận động mạnh; Phòng ốc đảm bảo thoáng mát, sạch sẽ, nhiệt độ phòng không nên để quá nóng hay quá lạnh; Chế độ dinh dưỡng khoa học: nên ăn những món mềm, dễ tiêu, uống nhiều nước, không ăn đồ lạnh vì sẽ làm viêm họng và khiến bệnh lâu khỏi; Sử dụng thuốc xịt mũi hàng ngày để vệ sinh mũi, ngăn ngừa viêm nhiễm; Sát khuẩn họng miệng bằng dung dịch nước muối pha loãng. Duy trì thói quen vệ sinh họng 2 - 3 lần/ngày. Điều này sẽ giúp giảm bớt triệu chứng viêm và đau rát họng.