"Bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ" - sử liệu quý của nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại

Hà Phong
13:49 - 04/05/2024
Công dân & Khuyến học trên

Triển lãm ảnh “Nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại – Bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ” tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, Hà Nội trưng bày 70 bức ảnh quý chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Triển lãm mở cửa từ 3/5 đến 12/5.

"Bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ" - sử liệu quý của nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại - Ảnh 1.

70 bức ảnh triển lãm tương ứng với 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ là những khoảnh khắc quý giá trong chiến dịch Điện Biên Phủ được phóng viên chiến trường Triệu Đại ghi lại. Ông là phóng viên duy nhất có một bộ ảnh hoàn chỉnh từ lúc mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ cho đến lúc chiến dịch toàn thắng.

Trong 70 bức ảnh triển lãm lần này, có nhiều ảnh đã quen thuộc với công chúng mỗi khi nhắc đến chiến dịch Điện Biên Phủ, nhưng cũng có một số bức ảnh lần đầu được công bố.

Hàng nghìn bức ảnh chiến dịch Điện Biên Phủ của nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại là một tập sử liệu bằng ảnh rất có giá trị. Bức ảnh Lá cờ "Quyết chiến, Quyết thắng" phất cao trên nóc hầm Đờ Cát của ông đã đi vào lịch sử như một mốc son, một biểu tượng chiến thắng chủ nghĩa thực dân của Nhân dân Việt Nam và của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. 

Sinh thời, Đại Tướng Võ Nguyên Giáp từng nói: "Tôi đánh giá cao về anh Triệu Đại, những bức ảnh về Điện Biên Phủ của anh rất tốt. Triệu Đại ra mặt trận không trực tiếp cầm súng như các chiến sĩ, mà vũ khí là máy ảnh. Các bức ảnh là chiến công của Triệu Đại...".

"Bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ" - sử liệu quý của nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại - Ảnh 2.

Bức ảnh Lá cờ "Quyết chiến, Quyết thắng" phất cao trên nóc hầm Đờ Cát của nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại - biểu tượng của chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng.

Mời độc giả chiêm ngưỡng bộ ảnh trong triển lãm "Bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ" - tập hợp ảnh sử liệu của nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại

"Bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ" - sử liệu quý của nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại - Ảnh 3.

Bộ Chính trị họp bàn mở chiến dịch Điện Biên Phủ.

"Bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ" - sử liệu quý của nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại - Ảnh 4.
"Bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ" - sử liệu quý của nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại - Ảnh 5.
"Bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ" - sử liệu quý của nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại - Ảnh 6.
"Bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ" - sử liệu quý của nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại - Ảnh 7.
"Bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ" - sử liệu quý của nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại - Ảnh 8.

Bộ đội công binh, dân công hoả tuyến mở đường ra mặt trận Điện Biên Phủ. 

"Bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ" - sử liệu quý của nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại - Ảnh 9.
"Bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ" - sử liệu quý của nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại - Ảnh 10.
"Bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ" - sử liệu quý của nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại - Ảnh 11.
"Bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ" - sử liệu quý của nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại - Ảnh 12.

Kéo pháo vào lập trận địa phòng không tại Điện Biên Phủ. 

"Bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ" - sử liệu quý của nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại - Ảnh 13.
"Bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ" - sử liệu quý của nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại - Ảnh 14.
"Bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ" - sử liệu quý của nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại - Ảnh 15.
"Bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ" - sử liệu quý của nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại - Ảnh 16.
"Bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ" - sử liệu quý của nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại - Ảnh 17.
"Bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ" - sử liệu quý của nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại - Ảnh 18.

Cao điểm tấn công, 56 ngày đêm Điện Biên Phủ chấn động địa cầu. 

"Bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ" - sử liệu quý của nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại - Ảnh 19.

Cờ bay trên cầu Mường Thành tiến vào sở chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

"Bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ" - sử liệu quý của nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại - Ảnh 20.

Mừng sinh nhật Bác Hồ ngay tại trung tâm Mường Thanh, Điện Biên.

"Bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ" - sử liệu quý của nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại - Ảnh 21.

Lễ mừng chiến thắng Điện Biên Phủ tại Mường Phăng.

"Bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ" - sử liệu quý của nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại - Ảnh 22.

Máy bay B29 của không quân Pháp và phu công đầu tiên bị bắt sống tại mặt trận Điện Biên Phủ.

"Bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ" - sử liệu quý của nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại - Ảnh 23.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm trận địa pháo 37 ly sau chiến công bắn rơi máy bay B29 đầu tiên của Pháp.

"Bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ" - sử liệu quý của nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại - Ảnh 24.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp được cán bộ chiến sĩ công kênh mừng chiến thắng.

"Bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ" - sử liệu quý của nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại - Ảnh 25.

Lễ mừng chiến thắng Điện Biên Phủ.

"Bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ" - sử liệu quý của nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại - Ảnh 26.

Nhân dân bản Mường Phăng, Nà Tấu chúc mừng bộ đội.

"Bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ" - sử liệu quý của nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại - Ảnh 27.

Nhân dân Điện Biên tham quan các căn hầm cứ điểm Điện Biên Phủ sau chiến thắng.

"Bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ" - sử liệu quý của nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại - Ảnh 28.

Bộ đội thu dọn khu vực hầm De Castries. Lán dù thăng trên nóc hầm là nơi Tướng Cao Văn Khánh tổ chức đám cưới sau ngày chiến thắng.

"Bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ" - sử liệu quý của nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại - Ảnh 29.

Bức ảnh được chụp sau chiến thắng Điện Biên Phủ.

"Bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ" - sử liệu quý của nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại - Ảnh 30.

Bộ đội ta dẫn giải tù binh.

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại sinh năm 1920, tại thôn Triều Khúc (xưa gọi là Đơ Thao), xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.

Ông học nghề nhiếp ảnh từ những năm 1941 tại Central photo ở Hà nội. Từ năm 1945, sau Cách mạng Tháng Tám, ông tham gia Thanh niên Cứu quốc Thành Hà Nội. Khi Pháp trở lại chiếm Hà Nội (1946), ông cùng các đồng chí của mình sơ tán về Đô thị Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Tây.

Ông mở hiệu ảnh "Triệu Đại ảnh quán" và đây cũng là Trụ sở nghiên cứu Chủ nghĩa Mác-Lê Nin và ông là Bí thư Đảng bộ đầu tiên ở Đô thị Vân Đình lúc bấy giờ. Cuối năm 1947, ông được điều động vào Quân đội, đảm nhận công tác phóng viên nhiếp ảnh. Ông là phóng viên mặt trận tại Chiến dịch Biên Giới 1950. Ông đã chụp nhiều bức ảnh có giá trị lịch sử chân thực về Chiến dịch Biên Giới, chụp ảnh bác Hồ với bộ đội (vì đây là chiến dịch đặc biệt do bác Hồ Chủ Tịch trực tiếp ra trận). Ông chụp ảnh các trận đánh Đông Khê, Thất Khê, tù binh Pháp ra hàng…

Ông được thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhì về công tác nhiếp ảnh tại mặt trên Biên giới này. Sau chiến thắng Biên Giới 1950, ông tiếp tục tham gia các chiến dịch lớn khác như Chiến dịch Hòa Bình năm 1951, Chiến dịch Tây Bắc năm 1952... Năm 1953, ông chụp ảnh bộ chính trị họp bản mở chiến dịch Tây Bắc.

Sau đợt chỉnh quân chính trị, ông được Bộ Quốc phòng và Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp điều động "đi chiến dịch Trần Đình", một danh của chiến dịch Điện Biên Phủ. Nhiệm vụ chính của ông tại chiến dịch Điện Biên Phủ là phóng viên nhiếp ảnh mặt trận.

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại là một trong số ít phóng viên được vinh dự tham gia tác nghiệp tại mặt trận Điện Biên Phủ ngay từ những ngày đầu của chiên dịch. Với chiếc máy ảnh Công Tắc, chiến lợi phẩm quân ta thu được của Pháp tử chiến thắng Nà Sản (chiến dịch Tây Bắc 1952). Phóng viên Triệu Đại đã dũng cảm băng mình dưới mưa bom, bão đạn của địch, ghi lại hàng trăm khoảnh khắc của bộ đội, dân công hỏa tuyến, nhân dân các dân tộc Tây Bắc. Đặc biệt các hình ảnh đại tướng Võ Nguyên Giáp trong những ngày trực tiếp chỉ huy chiến dịch.