Áp dụng hợp đồng điện tử theo những điểm mới của Luật Giao dịch điện tử 2023

Đoàn Trang
09:54 - 25/08/2023
Công dân & Khuyến học trên

Những điểm mới của Luật Giao dịch điện tử 2023 đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai hợp đồng điện tử tại Việt Nam giúp các doanh nghiệp giao kết trên môi trường số đảm bảo pháp lý.

Tại hội thảo Áp dụng Hợp đồng điện tử theo điểm mới Luật Giao dịch điện tử 2023, trên cơ sở phân tích những điểm mới của luật này, luật sư Lưu Xuân Vĩnh – Giám đốc công ty Luật Asia Legal cho biết, doanh nghiệp cần lưu ý hợp đồng điện tử giao kết hoặc thực hiện bằng hệ thống thông tin tự động thì vẫn có giá trị pháp lý ràng buộc các bên trong hợp đồng. 

Luật mới cũng bổ sung thêm trách nhiệm của các Bộ trong việc ban hành các quy định về giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử liên quan đến lĩnh vực quản lý.

"Từ quy định này có thể thấy, việc giao dịch bằng hợp đồng điện tử sẽ ngày càng phổ biến, trở thành xu hướng và dần thay thế cho hợp đồng bằng văn bản giấy truyền thống. Vì vậy, doanh nghiệp cần nắm rõ quy định của pháp luật để đảm bảo giao kết hợp đồng bằng phương tiện điện tử".

Áp dụng hợp đồng điện tử theo những điểm mới của Luật Giao dịch điện tử 2023 - Ảnh 1.

Luật sư Lưu Xuân Vĩnh chia sẻ những điểm mới của Luật Giao dịch điện tử 2023 thu hút sự quan tâm của hàng trăm doanh nghiệp.

Để hỗ trợ triển khai hợp đồng điện tử tại Việt Nam đảm bảo pháp lý, Bộ Công Thương đã cấp phép cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử cho một số đơn vị. Hợp đồng điện tử được chứng thực bởi các đơn vị này sẽ trở thành hợp đồng điện tử có tích xanh.

Theo ông Lê Đức Anh - Giám đốc Trung tâm Tin học và Công nghệ số Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương, với hợp đồng điện tử có tích xanh, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể tra cứu tính xác thực của hợp đồng trên cổng xác minh của Bộ Công Thương, hạn chế rủi ro pháp lý cũng như hỗ trợ giải quyết tranh chấp khi phát sinh

"Thông qua việc ứng dụng công nghệ chứng thực hợp đồng với kỹ thuật lưu trữ file HASH (kỹ thuật băm - Hashing), dịch vụ chứng thực hợp đồng chỉ làm nhiệm vụ chứng thực, chống chối bỏ trách nhiệm giữa các bên, hỗ trợ giải quyết khi có tranh chấp chứ không lưu trữ và không truyền nhận nội dung hợp đồng trên hệ thống của các CeCA và Trục Hợp đồng điện tử của Bộ Công Thương. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể yên tâm về việc bảo mật và toàn vẹn của nội dung hợp đồng", ông Đức Anh khẳng định.

Áp dụng hợp đồng điện tử theo những điểm mới của Luật Giao dịch điện tử 2023 - Ảnh 2.

Nhận định được những giá trị thiết thực của hợp đồng điện tử mang lại cho doanh nghiệp, MISA - đơn vị được Bộ Công thương cấp phép cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử - đã triển khai tích hợp nền tảng ký tài liệu số MISA AMIS WeSign trên trục hợp đồng điện tử quốc gia. 

Qua đó giúp các đơn vị ký kết hợp đồng, giao dịch điện tử đảm bảo tính pháp lý, an toàn, bảo mật, rút ngắn thời gian cũng như tiết kiệm chi phí và nắm bắt kịp thời những cơ hội kinh doanh.

Theo đó, khi hai chủ thể khởi tạo quy trình ký hợp đồng điện tử trên MISA AMIS WeSign, MISA – đơn vị được cấp phép dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử - sẽ chứng thực hợp đồng. 

Sau đó, hợp đồng được mã hóa và gửi lên trục hợp đồng điện tử của Bộ Công Thương để ký số chứng thực về tính toàn vẹn và ghi dấu thời gian trên hợp đồng (hợp đồng có tích xanh). Doanh nghiệp hoàn toàn có thể tra cứu tính xác thực của hợp đồng trên cổng tra cứu của Bộ Công Thương.

Áp dụng hợp đồng điện tử theo những điểm mới của Luật Giao dịch điện tử 2023 - Ảnh 3.

Ông Trịnh Văn Biển – Giám đốc Chuyển đổi số MISA chia sẻ về lợi ích của nền tảng MISA AMIS WeSign.

Bên cạnh việc đảm bảo giá trị pháp lý, ông Trịnh Văn Biển – Giám đốc Chuyển đổi số MISA cho biết, nền tảng này có quy trình triển khai thực tế phù hợp với mọi quy mô doanh nghiệp. 

Được tích hợp chữ ký số từ xa MISA eSign, quy trình ký kết hợp đồng và các loại tài liệu trên MISA AMIS WeSign được tự động hóa hoàn toàn ở các khâu tạo lập – trình ký – lưu trữ. Do đó, người dùng có thể ký tài liệu hàng loạt từ xa và ký mọi lúc, mọi nơi bằng nhiều loại thiết bị. 

Doanh nghiệp không cần phải tốn kém chi phí, thời gian cho việc in ấn, quản lý, lưu trữ, chuyển phát hợp đồng hay di chuyển đến địa điểm để ký hợp đồng trực tiếp với đối tác. 

Qua đó giúp tiết kiệm 90% thời gian và 85% chi phí so với hình thức ký truyền thống. Quy trình ký trên MISA AMIS WeSign đảm bảo tinh gọn, nhắc nhở ký tự động và dễ dàng theo dõi tình trạng hợp đồng.

Áp dụng hợp đồng điện tử theo những điểm mới của Luật Giao dịch điện tử 2023 - Ảnh 4.

MISA AMIS WeSign giúp tiết kiệm 90% thời gian ký kết so với phương thức truyền thống.

Đặc biệt, nền tảng MISA AMIS WeSign tương thích với các chữ ký số của tất cả các nhà cung cấp, tích hợp với các phân hệ của MISA AMIS để tối ưu hoá quản trị, tăng tốc độ xử lý công việc.

Tại buổi hội thảo, đại diện đơn vị tổ chức, bà Đinh Thị Thúy - Tổng Giám đốc MISA hy vọng các doanh nghiệp nắm rõ điểm mới của Luật Giao dịch điện tử 2023 cũng như giá trị của hợp đồng điện tử có tích xanh để yên tâm sử dụng, qua đó tiết kiệm chi phí, nhanh chóng nắm bắt cơ hội kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh suy thoái kinh tế.

Áp dụng hợp đồng điện tử theo những điểm mới của Luật Giao dịch điện tử 2023 - Ảnh 5.

Bà Đinh Thị Thúy - Tổng Giám đốc MISA cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp triển khai hợp đồng điện tử tuân thủ pháp lý.

"MISA cam kết sẽ đồng hành cùng các doanh nghiệp thông qua việc kết nối với các cơ quan nhà nước, chuyên gia luật để tư vấn thêm cho các đơn vị trong suốt quá trình triển khai hợp đồng điện tử", Tổng Giám đốc MISA chia sẻ.

Bình luận của bạn

Bình luận