Voi ma mút sẽ "được hồi sinh"?
Mới đây, trong danh mục đầu tư của mình, Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã cùng các nhà đầu tư nổi tiếng khác rót tiền vào một dự án nhằm hồi sinh voi ma mút lông cừu (Mammuthus primigenius) của một công ty có tên gọi Colossal Biosciences.
Môi trường sống bị phá hủy, tình trạng ô nhiễm đại dương và phát thải khí nhà kính khiến nhiều loài động vật đối mặt với nguy cơ bị tuyệt chủng.
Trong bối cảnh đó, các nhà khoa học đang nỗ lực với một phương pháp được gọi là "khử tuyệt chủng", điển hình như nhân bản gen của các DNA cổ đại, nhằm "hồi sinh" các loài trước đây đã biến mất.
Mới đây, trong danh mục đầu tư của mình, Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã cùng các nhà đầu tư nổi tiếng khác rót tiền vào một dự án nhằm hồi sinh voi ma mút lông cừu (Mammuthus primigenius) của một công ty có tên gọi Colossal Biosciences.
Theo Colossal, mặc dù kết quả cuối cùng về mặt kỹ thuật không phải là con voi ma mút "bằng xương bằng thịt", nhưng họ sẽ tạo ra một bản sao DNA dựa trên chỉnh sửa mẫu gen CRISPR của giống loài này dưới hình thể của một con voi thời hiện đại, cụ thể là voi châu Á. Sau đó, chú voi này sẽ được nuôi dưỡng, rồi trả về tự nhiên, và bắt đầu những bước đầu tiên trong công việc "phục hưng" kỷ nguyên đã qua của loài voi ma mút trên trái đất.
CIA cho biết: "Chính phủ mong muốn được quan sát và chú ý đến những tiến bộ mới nhất trong công nghệ sinh học, vì sự hồi sinh của một loài đã tuyệt chủng sẽ đánh dấu một bước nhảy vọt về công nghệ, đến từ lĩnh vực bảo tồn đến y học".
Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà khoa học đều đồng tình với việc tái thiết lập lại các loài đã tuyệt chủng bởi cho rằng những công nghệ như vậy có thể "định hình các hệ sinh thái" thông qua việc tái thiết lập trật tự của các sinh vật, góp phần tạo ra những tranh chấp giữa các quốc gia trong tương lai.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.
Đăng nhập để tham gia bình luận
Đăng nhập với
Facebook Google