VN-Index: Nhà đầu tư chán nản nhìn thị trường rơi tự do!
Hai cổ phiếu họ nhà Vingroup (VHM, VIC) tạo áp lực khiến cả sàn giảm mạnh trong phiên sáng 26/10, nhà đầu tư chán nản nhìn chỉ số rơi tự do, giảm về dưới 1.060 điểm.
Thị trường giảm: Cơ hội hay thách thức?
Trong phiên giao dịch ngày 26/10, cổ phiếu VIN và VHM đều là những mã có vốn hóa lớn đã giảm mạnh, khiến chỉ số VI-Indeax giảm sâu về vùng 1.060 - 1.070. Bên cạnh đó, các mã trong rổ VN30 như VCB, GAS, CTG, VNM... cũng giảm theo đã tạo áp lực khiến thị trường suy yếu.
Trong lúc này, nhiều nhà đầu tư đã rơi vào tâm trạng chán nản hoàn toàn, khi mà trước đó VN-Index đã có nhiều phiên giảm sâu liên tiếp. Dòng người hoảng loạn xuống tàu khiến cho mọi cơ hội và hi vọng đều tắt lịm.
Trên các diễn đàn, nhiều nick dùng các hình ảnh như "tiếng chim kêu la rên xiết, tiếng chửi rủa oán trách, giọt nước mắt đã không còn..." để nói về sự thê thảm của VN-Index trong sáng nay.
Nhà đầu tư cần làm gì lúc này?
Thị trường chứng khoán có thể giảm sâu vì nhiều nguyên nhân và điều này có thể xảy ra đột ngột hoặc dưới tác động của một số yếu tố dài hạn. Thay vì chán nản, thất vọng và ca thán, nhà đầu tư cần xem xét, tìm hiểu kỹ các yếu tố được cho là nguyên nhân khiến chỉ số giảm và cân nhắc các cơ hội cho tương lai.
Một trong những lý do khiến thị trường giảm sâu là những tin tức tiêu cực từ các lĩnh vực kinh tế, chính trị, hay tình hình thế giới.
Trên thị trường quốc tế, nhiều lo ngại về lạm phát vẫn tăng cao, những tiêu cực từ các cuộc bạo động và nguy cơ chiến tranh tại các "điểm nóng" như: Ukraina, Israel cùng với những quyết định của các nhà lãnh đạo liên quan...
Thông tin về suy thoái kinh tế, căng thẳng chính trị, hoặc xung đột quốc tế... đều là những nguyên nhân trực tiếp lúc này khiến nhà đầu tư hoảng loạn và bán ra cổ phiếu. Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng cần bình tĩnh lắng nghe và phân tích rõ các yếu tố tác động có thể lâu dài hay chỉ là ngắn hạn. Trong khi đó, nhiều nền kinh tế đều đang có tốc độ phục hồi tốt, giá cả cũng đang được kiểm soát từ thị trường quốc tế tới trong nước.
Trong đầu tư, yếu tố tâm lý đóng phần quan trọng, nếu lo sợ quá nhiều, nhà đầu tư cũng thường bỏ qua những cơ hội. Thực tế, tâm lý thị trường có thể tạo ra các đợt bán ra "masstrending" (bán tháo trên diện rộng), khi nhà đầu tư hoảng loạn hoặc lo sợ mất mát. Điều này có thể dẫn đến một chu kỳ suy thoái trong thị trường chứng khoán.
Nhớ rằng thị trường chứng khoán luôn biến đổi và biến động là một phần tự nhiên của nó. Việc hiểu và đánh giá kỹ lưỡng các yếu tố kinh tế, chính trị và tâm lý có thể giúp bạn đưa ra quyết định đầu tư khôn ngoan, hợp lý trong thời gian này.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.
Đăng nhập để tham gia bình luận
Đăng nhập với
Facebook Google