Trung Quốc phát triển thành công máy dò radar cảm nhận tín hiệu sự sống trong vòng 30m
Các nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển thành công máy dò tìm sự sống bằng radar băng thông siêu rộng. Công nghệ này có thể áp dụng trong công tác cứu hộ sau động đất, thảm họa địa chất và tai nạn sạt lở đất.
Máy dò sự sống bằng radar băng thông siêu rộng
Theo Chinadaily, máy dò sự sống radar băng thông siêu rộng mới do Tập đoàn Kỹ thuật và Công nghệ Than Trung Quốc phát triển đã vượt qua các cuộc thử nghiệm thực địa tìm kiếm những người sống sót bị chôn vùi.
Máy dò có thể cảm nhận được các tín hiệu sự sống như hơi thở và nhịp tim trong khoảng cách 30m, xuyên qua vật liệu phi kim loại như tường gạch, bảng gỗ, bê tông và đất. Công nghệ này có thể hỗ trợ đắc lực cho công tác cứu hộ sau động đất, thảm họa địa chất và tai nạn sạt lở đất, đẩy nhanh thời gian tìm kiếm những nạn nhân sống sót bị chôn vùi trong các đống đổ nát.
Nhóm nghiên cứu và phát triển đã tiến hành các thử nghiệm định vị và phát hiện tín hiệu sự sống trên các đối tượng trong các tình huống mô phỏng sau thảm họa khác nhau, chẳng hạn như tòa nhà cao tầng sụp đổ và đống đổ nát do động đất, đồng thời xác minh thời lượng phát hiện, khoảng cách định vị và độ chính xác của máy dò sự sống công nghệ mới này.
Băng thông siêu rộng (Ultra Wideband - UWB) là một giao thức giao tiếp không dây tầm ngắn. Công nghệ này hoạt động trên một phạm vi tần số rất rộng, sử dụng sóng vô tuyến để cho phép các thiết bị giao tiếp với nhau. Tín hiệu UWB có thể lan truyền trong khoảng cách rất lớn và không bị ảnh hưởng bởi nhiễu từ các thiết bị điện tử khác.
UWB tương tự như Bluetooth nhưng chính xác, truyền được lượng thông tin lớn với độ chính xác và tốc độ cao. UWB giống như một radar có thể liên tục quét toàn bộ một khoảng không gian để xác định vị trí của vật thể và truyền dữ liệu. Ứng dụng phổ biến của UWB là tích hợp trong điện thoại thông minh để truyền tải dữ diệu, định vị từ xa,...
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.
Đăng nhập để tham gia bình luận
Đăng nhập với
Facebook Google