Ngày 14/6: Giá vàng trong nước "bốc hơi" hơn 1 triệu đồng/lượng

Li Lê
09:45 - 14/06/2022
Công dân & Khuyến học trên

Chịu tác động từ nhiều phía, giá vàng thế giới ghi nhận sự sụt giảm rõ rệt, khiến giá vàng trong nước cũng theo đà giảm mạnh từ 800.000 đồng đến 1,2 triệu đồng/lượng.

Giá vàng trong nước 

Giá vàng trong nước rạng sáng nay (14/6) giảm “sốc” với mức giảm từ 800.000 đồng đến 1,2 triệu đồng/lượng. Với mức giảm này, vàng trong nước đang mua vào mức trên 67 triệu đồng/ lượng và bán ra trên 68 triệu đồng/ lượng.

Trong đó, vàng thương hiệu DOJI có mức giảm mạnh nhất. Giá vàng DOJI tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh được điều chỉnh giảm tới 1,2 triệu đồng ở chiều mua và 1,1 triệu đồng ở chiều bán. Tương tự, vàng DOJI tại Hà Nội cũng giảm tren 1 triệu đồng/lượng ở cả hai chiều mua và bán. 


Giá mua vào (đồng/lượng)Giá bán ra (đồng/lượng)

DOJI Hà Nội

67.500.000 

68.400.000

DOJI thành phố Hồ Chí Minh

67.500.000

68.500.000

SJC thành phố Hồ Chí Minh

67.750.000 

68.650.000

SJC Hà Nội

67.750.000

68.670.000

SJC Đà Nẵng

67.750.000

68.670.000

Phú Quý SJC

67.650.000 

68.450.000 

Vietinbank Gold

67.750.000 

68.670.000 


Giá vàng thế giới

Giá vàng thế giới rạng sáng nay cũng ghi nhận giảm sốc, cụ thể giảm 47,5 USD xuống còn 1.828 USD/ounce. Vàng giao ngay đã giảm 46,8 USD xuống còn 1.826,4 USD/ ounce.

Có nhiều nguyên nhân hiến giá kim loại quý sụt giảm mạnh. Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là do chịu áp lực mạnh của đồng USD mạnh và lợi tức kho bạc của Mỹ tăng lên mức 3,23%, cao nhất trong vòng 14 năm qua. Nguyên nhân thứ hai là giá dầu thô liên tiếp đi xuống. 

Cập nhật đến 9 giờ sáng nay, giá vàng thế giới là 1.824,3 USD/ounce. 

Ngày 14/6: Giá vàng trong nước có nơi "bốc hơi" hơn 1 triệu đồng/lượng - Ảnh 1.

Diễn biến giá vàng thế giới cập nhật 9 giờ sáng 14/6. Ảnh chụp màn hinh: Kitco

Nhận định giá vàng

Theo chuyên gia, các quyết định của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), dữ liệu về doanh số bán lẻ và lạm phát bán buôn của Mỹ, báo cáo chỉ số giá sản xuất của Mỹ trong tháng 5, dữ liệu sản xuất công nghiệp ở Trung Quốc, chỉ số USD đều sẽ có tác động lớn đến giá vàng.

Theo khảo sát, 80% nhà đầu tư cho rằng trong kỳ họp lần này, FED sẽ tăng lãi suất 0,5 điểm phần trăm, còn 20% nhận định ngân hàng trung ương Mỹ sẽ tăng 0,75%.

Theo nhà phân tích Rhona O'Connell của StoneX, hiện tại, xu hướng tăng giá đối với vàng mạnh hơn xu hướng giảm. Tuy nhiên, từ nay cho tới cuộc họp của FED, giá kim loại quý sẽ khó có thể tăng.

Nhà phân tích Yohay Elam của FXS nhận định, nếu Chủ tịch FED Jerome Powell tăng mức lãi suất 75 điểm cơ bản vào ngày 15/6, lợi suất ngắn hạn sẽ tăng và lợi suất dài hạn sẽ giảm. Điều này có nghĩa là vàng được hỗ trợ.

Tuy nhiên, nếu FED chỉ tăng 50 điểm cơ bản và không có cam kết tiếp tục tăng lãi suất trong tháng 9 tới, thì ngược lại, lợi suất ngắn hạn sẽ giảm, còn lợi suất dài hạn sẽ tăng. Và tất nhiên điều này sẽ hiến vàng chịu gánh nặng.

Thêm vào đó, một yếu tố khác cũng tác động đến giá vàng trong dài hạn, đó là Ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo về mức độ lạm phát. Tháng 1, WB đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay xuống 2,9% so với mức dự báo 4,1% và cảnh báo nguy cơ một số quốc gia có thể rơi vào suy thoái nghiêm trọng.

Nguồn: Tổng hợp