Lũ lụt hoành hành, nhiều nơi ở Trung Bộ bị ngập sâu, sạt lở gây chia cắt

Lan Dương
10:55 - 29/09/2022
Công dân & Khuyến học trên

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4, nhiều nơi ở các tỉnh Trung Bộ đã có mưa lớn diện rộng gây ngập sâu, sạt lở nghiêm trọng, giao thông chia cắt. Nhiều trường phải cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn trước thiên tai.

Nhiều nơi bị ngập sâu, chia cắt do mưa lớn sau bão số 4

Tại Nghệ An

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã xảy ra mưa lớn trên diện rộng, gây ngập lụt cục bộ tại nhiều nơi ở huyện Quỳnh Lưu, Thanh Chương.

Mưa trắng trời, nhiều nơi ở Trung Bộ bị ngập sâu, sạt lở, chia cắt, học sinh phải nghỉ học - Ảnh 1.

Ngập lụt cục bộ tại nhiều nơi ở huyện Quỳnh Lưu, Thanh Chương. Ảnh: VTC News

Mưa trắng trời, nhiều nơi ở Trung Bộ bị ngập sâu, sạt lở, chia cắt, học sinh phải nghỉ học - Ảnh 2.

Nước sông Giăng tiếp tục dâng cao, đe doạ nhiều tuyến đường dân sinh. Ảnh: Báo Nghệ An

nghe an.jpg

Lượng mưa lớn khiến nhiều nhà dân bị ngập sâu. Có những nhà dân, nước dâng cao gần 1m.

Ảnh tổng hợp từ VTC News

Rạng sáng 29/9, lực lượng quân đội và người dân xã Quỳnh Tam (huyện Quỳnh Lưu) vẫn đang gia cố bờ đê đập Hóc Cối trước nguy cơ bị vỡ đập.

Mưa trắng trời, nhiều nơi ở Trung Bộ bị ngập sâu, sạt lở, chia cắt, học sinh phải nghỉ học - Ảnh 4.

Hơn 700 bao cát được người dân và lực lượng chức năng đắp, gia cố thân đập Hóc Cối. Ảnh: VTC News

Huyện Thanh Chương (Nghệ An) cũng bị ngập nặng do mưa lớn. Ngay trong đêm, lãnh đạo huyện Thanh Chương đã xuống từng nhà dân vùng lụt di dời tài sản, sơ tán người dân đến nơi an toàn.

nghe an 2.jpg

Nhiều tuyến đường trên địa bàn tỉnh Nghệ An bị sạt lở nghiêm trọng. Ảnh tổng hợp từ báo Nghệ An

Theo báo Nghệ An, ông Phan Thái Hùng – Phó Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Chương, Nghệ An cho biết: Từ tối 28/9, mưa lớn trên toàn địa bàn huyện Thanh Chương khiến nhiều nơi bị ngập lụt và không thể đi lại được. Bên cạnh đó, nhiều trường bị nước lũ tràn vào và thiệt hại một số tài sản. Trước mắt, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Chương đã chỉ đạo các trường cho học sinh nghỉ học và huy động thêm các lực lượng khác để dọn dẹp vệ sinh trường lớp.

Mưa trắng trời, nhiều nơi ở Trung Bộ bị ngập sâu, sạt lở, chia cắt, học sinh phải nghỉ học - Ảnh 6.

Nhiều tài sản ở Trường Tiểu học Thanh Ngọc, Nghệ An bị hư hỏng. Ảnh: Báo Nghệ An

Tại Hà Tĩnh

Sáng 29/9, nhiều địa phương ở huyện Hương Khê, Hương Sơn (Hà Tĩnh) tiếp tục xảy ra mưa lớn, đã có thêm nhiều tuyến đường bị ngập, nhiều hộ dân bị cô lập. Theo thông tin ban đầu, tại xã Hương Thủy, đường huyện lộ 3, huyện lộ 6 bị ngập; thôn 7 và thôn 9 bị cô lập, nước lũ đang dâng lên vườn của 60 hộ dân.

Theo thông tin từ Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn huyện Hương Khê, tổng lượng mưa từ 22h ngày 27/9 đến 6h ngày 29/9 trên địa bàn là 353,6 mm. Mực nước sông Ngàn Sâu tại Chu Lễ lúc 6h ngày 29/9 là 12,46m; dưới báo động 2 là 0,04m.

Mưa trắng trời, nhiều nơi ở Trung Bộ bị ngập sâu, sạt lở, chia cắt, học sinh phải nghỉ học - Ảnh 7.

Mưa lớn gây ngập nhiều tuyến đường miền núi Hà Tĩnh. Ảnh: Giáo dục Thời đại

Tại xã Gia Phố, cầu Đông Hải, cầu Thọ Phượng, khu vực chợ Vạn đang bị ngập; vùng Côn Đảo thuộc thôn Thượng Hải đang có 14 hộ dân bị cô lập. Tại xã Phúc Đồng, đường huyện lộ 14 đang bị ngập.

Tại xã Hương Đô, cầu Trung Tâm, cầu qua thôn 8, thôn 9 bị ngập, có 60 hộ dân vùng Cồn Soi bị cô lập.

Với lượng mưa lớn, nhiều tuyến đường và khu vực bờ sông trên địa bàn huyện Hương Khê đang có nguy cơ sạt lở.

Mưa trắng trời, nhiều nơi ở Trung Bộ bị ngập sâu, sạt lở, chia cắt, học sinh phải nghỉ học - Ảnh 8.

Mưa lớn làm ngập lụt cục bộ tại nhiều tuyến đường trên địa bàn huyện Hương Khê. Ảnh: Giáo dục Thời đại

Đến 6h ngày 29/9, lưu lượng nước chảy về hồ Thủy điện Hố Hô là 447 m3/s, lưu lượng nước qua tổ máy là 33 m3/s. Nhà máy Thủy điện Hố Hô đang xả lũ qua tràn với lưu lượng 414 m3/s (thấp hơn nhiều so với thời điểm chiều tối ngày 28/9).

Trên những tuyến đường bị ngập lũ, các địa phương đã tổ chức lắp đặt biển cảnh báo nguy hiểm và bố trí lực lượng theo dõi thường xuyên.

ngap lut o ha tinh.jpg

Mưa lớn gây ngập lụt nhiều tuyến đường ở Hà Tĩnh. Trên những tuyến đường bị ngập lũ, các địa phương đã tổ chức lắp đặt biển cảnh báo nguy hiểm và bố trí lực lượng theo dõi thường xuyên.

Ảnh tổng hợp từ báo Hà Tĩnh

ha tinh.jpg

Mưa to kèm gió giật mạnh, nhiều cột điện ở Hà Tĩnh bị gãy đổ. Ảnh tổng hợp từ báo Hà Tĩnh

Trước diễn biến phức tạp của mưa lũ, 83 trường học tại huyện Hương Sơn, Hương Khê đã cho gần 35.000 học sinh nghỉ học, đảm bảo an toàn.

Ông Phan Quốc Thanh, Trường phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) cho biết: Hiện nay các trường học trên địa bàn chưa có hiện tượng ngập lụt. Tuy nhiên, nhiều tuyến đường giao thông các xã đã bị nước bao vây, gây ngập cục bộ. Nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh và phụ huynh, một số trường học đã cho học sinh nghỉ học trong sáng 29/9.

Theo đó, 49/55 trường học với hơn 21.000 học sinh từ Mầm non đến THCS tại huyện Hương Khê trong sáng nay đã nghỉ học. Trong đó, Mầm non có 18 trường, tiểu học có 19 trường và 12 trường THCS.

"Đối với những trường học nằm ở vùng rốn lũ như Hương Thủy, Điền Mỹ, Lộc Yên, Hà Linh… từ hôm qua các giáo viên đã chủ động đưa sách vở, đồ dùng học tập… lên cao để tránh tình huống bất ngờ", ông Thanh thông tin.

Còn tại huyện Hương Sơn, do hồ thủy điện xã lũ kết hợp với mưa to, nhiều tuyến đường trên địa bàn đã bị chia cắt. Trong sáng 29/9, ngành Giáo dục Hương Sơn đã cho 13.503 học sinh tại 34 trường Mầm non đến trung học cơ sở nghỉ học.

ngap lut o ha tinh 2.jpg

34 trường học với 13.503 học sinh trên địa bàn Hương Sơn tạm thời nghỉ học để tránh lũ lụt.

Ảnh tổng hợp từ báo Hà Tĩnh

Trước tình hình diễn biến phức tạp của mưa bão, Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Tĩnh đã có văn bản chỉ đạo gửi đến các phòng giáo dục, đơn vị trường học trên địa bàn.

Theo đó, Sở yêu cầu các đơn vị cần tập trung rà soát các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập sâu khi mưa lớn; lên phương án bảo đảm an toàn tài sản, cơ sở vật chất, công trình trường học. Chủ động di dời máy móc, thiết bị, phương tiện dạy học lên khu vực an toàn tránh hư hại.

Các đơn vị có phương án phòng chống mưa, bão khi có tình huống xẩy ra, chủ động cho học sinh nghỉ học trong các tình huống cần thiết để đảm bảo an toàn và có phương án dạy bù đảm bảo kiến thức cho học sinh. Đồng thời báo cáo trực tiếp cấp quản lý; tuyên truyền để phụ huynh quan tâm đảm bảo an toàn tính mạng cho học sinh trong mùa mưa, bão.

Tại Quảng Nam

Theo báo cáo của Sở Giao thông vận tải Quảng Nam, tính đến 17 giờ chiều 28/9, đường Hồ Chí Minh (nhánh tây) tại Km449+100 sạt lở taluy dương đã thông xe bước 1. Các tuyến cao tốc, quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh (nhánh đông), QL.14G, Trường Sơn Đông lưu thông bình thường.

Mưa trắng trời, nhiều nơi ở Trung Bộ bị ngập sâu, sạt lở, chia cắt, học sinh phải nghỉ học - Ảnh 13.

Đất đá, cây cối sạt lở từ taluy dương xuống gây tắc lưu thông trên QL14D. Ảnh: Báo Quảng Nam

Thống kê đến chiều 28/9, tuyến quốc lộ 14D sạt lở taluy dương 28 vị trí, sạt lở taluy âm tại 2 vị trí, hư hỏng 10 cống và 4.000m rãnh dọc, hư hỏng khoảng 17.000m2 mặt đường, hệ thống an toàn giao thông bị hư hỏng nặng.

Tuyến QL.14H sạt lở ta luy dương tại 2 vị trí, 300 cây ngã đổ, hệ thống an toàn giao thông bị hư hỏng đang được thống kê. Tổng thiệt hại khoảng 200 triệu đồng. QL.14E dạt lở taluy dương tại 9 vị trí với tổng khối lượng 3.000m3. Tuyến QL.40B sạt lở taluy dương tại 8 vị trí, xói taluy âm tại 4 vị trí.

Tổng thiệt hại trên các tuyến quốc lộ đến nay ước tính khoảng 16,4 tỷ đồng.

Các tuyến đường tỉnh do Sở Giao thông vận tải Quảng Nam quản lý cũng bị sạt lở taluy âm, taluy dương tại nhiều vị trí.

Mưa trắng trời, nhiều nơi ở Trung Bộ bị ngập sâu, sạt lở, chia cắt, học sinh phải nghỉ học - Ảnh 14.

Đèo Le (xã Quế Long, Quế Sơn) ở Quảng Nam bị sạt lở taluy dương gây tắc giao thông.

Ảnh: Báo Quảng Nam

Trước tình hình thiệt hại do bão số 4 gây ra, lãnh đạo Sở Giao thông vận tải đã chia đoàn kiểm tra hiện trường, chỉ đạo các đơn vị bảo trì thường xuyên, Thanh tra Sở Giao thông vận tải Quảng Nam cử lực lượng đến hiện trường phối hợp với địa phương và các ngành có liên quan kiểm tra, khắc phục đảm bảo giao thông.

Trong đó, tập trung cưa dọn cây cối ngã đổ, khắc phục sự cố công trình hạ tầng thiết yếu trên tuyến gây cản trở giao thông. Đối với các vị trí ngập lụt gây ách tắt giao thông, đặt biển cảnh báo, đồng thời tổ chức chốt chặn không cho lưu thông.

Đối với các vị trí bị sụt trượt, sạt lở, đơn vị đã cảnh báo đảm bảo an toàn giao thông. Đồng thời dọn đất sạt lở, sụt trượt, khơi thông rảnh thoát nước dọc, đảm bảo nước thoát không chảy tràn ra mặt đường nhằm kịp thời bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Các đơn vị bảo trì đường bộ, đường thủy nội địa dọn dẹp đảm bảo giao thông bước 1, phối hợp cùng địa phương xác minh thiệt hại. Đồng thời tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình thời tiết và chuẩn bị lực lượng, phương tiện, vật tư để sẵn sàng xử lý, khắc phục khi có sự cố xảy ra để đảm bảo giao thông đi lại được an toàn, thông suốt.

quang nam.jpg

Bờ biển Cửa Đại hoang tàn sau bão số 4. Ảnh tổng hợp từ Báo Quảng Nam

Tại Quảng Bình

Do ảnh hưởng của báo số 4, tỉnh Quảng Bình đã có mưa to trên diện rộng, nhất là xã miền núi, vùng cao, khu vực biên giới, gây ngập nhiều ngầm tràn và các tuyến đường giao thông.

Ngày 28/9, thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Quảng Bình cho biết do ảnh hưởng của vùng thấp suy yếu từ bão số 4, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã có mưa to trên diện rộng, nhất là xã miền núi, vùng cao, khu vực biên giới, gây ngập nhiều ngầm tràn và các tuyến đường giao thông.

quang binh.jpg

Một số tuyến đường, ngầm tràn ở Quảng Bình bị ngập sâu, chia cắt sau bão số 4. Các địa phương huy động lực lượng chốt chặn 24/24 giờ, kiên quyết không cho người dân qua lại tại các ngầm tràn ngập sâu.

Ảnh tổng hợp từ báo Quảng Bình

Toàn tỉnh Quảng Bình ghi nhận 17 điểm giao thông bị ngập và 1 điểm sạt lở. Cụ thể, ngầm Hà Nông (xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa, thuộc địa bàn Đồn Biên phòng Ra Mai phụ trách) nước dâng cao khoảng 0,8m và chảy siết; ngầm Cát Định nước tràn mặt cầu hơn 0,3m; ngầm Tô Cổ nước chảy siết; hiện người và phương tiện giao thông không qua lại được.

Các ngầm Cà Roòng, Cà Roòng 1, bản Khe Rung (xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, địa bàn Đồn Biên phòng Cồn Roàng phụ trách) nước ngập khoảng 0,4-0,8m. Ngầm Ka Ai, Ka Định (xã Dân Hóa,huyện Minh Hóa, thuộc địa bàn Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Cha Lo) nước ngập khoảng từ 0,7-1,2m.

Mưa trắng trời, nhiều nơi ở Trung Bộ bị ngập sâu, sạt lở, chia cắt, học sinh phải nghỉ học - Ảnh 17.

Đường vào bản Trung Sơn, xã Trường Sơn (Quảng Ninh) ngập sâu, chia cắt cục bộ. Ảnh: Báo Quảng Bình

Trên huyện Minh Hóa, mưa lớn gây ngập cầu khe Trẩy xã Hóa Tiến, cầu tràn Bến Seng xã Tân Hóa, ngầm tràn Tân Lý xã Minh Hóa, cầu tràn Bươm Bướm xã Hóa Sơn (ngập và chia cắt), cầu tràn tổ dân phố 8 đi tổ dân phố 9 thị trấn Quy Đạt. Ở địa bàn xã Kim Hóa, huyện Tuyên Hóa, đoạn qua Khe Đèng, thuộc Quốc lộ 15 nước ngập 1m.

Tại huyện Bố Trạch, ngầm Bùng địa phận xã Hưng Trạch km 562+200 thuộc Quốc lộ 15 nước lên và ngập sâu 0,4m; ngầm Bến Troóc xã Phúc Trạch ngập 0,3m; ngầm sông Cà roòng xã Thượng Trạch nước lên, ngập sâu 0,4m và tại Km22 tuyến đường 20 đoạn qua xã Tân Trạch ngập sâu 0,5m, nước chảy siết, cuộn qua đường. Tại bản Bạch Đàn, xã Lâm Thủy, huyện Lệ Thủy xảy ra sạt lở với chiều dài khoảng 50m.

Mưa trắng trời, nhiều nơi ở Trung Bộ bị ngập sâu, sạt lở, chia cắt, học sinh phải nghỉ học - Ảnh 18.

Cán bộ chiến sỹ Đồn Biên phòng Làng Mô giúp người dân di chuyển đồ đạc lên cao, tránh thiệt hại.

Ảnh: Báo Quảng Bình

Mưa lớn cũng đã gây ngập và chia cắt 11 thôn, bản, gồm Bản Ka Định, Hà Noong, Tà Rà, Ka Ai (xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa); Pa Choong, Ra Mai, Si, Cha Cáp, Dộ Tà Vờng và Lòm (xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa); thôn 4 và thôn 5 (xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa). 

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ ngày 29-30/9 ở khu vực Nam đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to và dông với lượng mưa:

- Ngày và đêm 29/9, lượng mưa phổ biến 50-100mm, có nơi trên 150mm.

- Ngày và đêm 30/9, lượng mưa phổ biến 30-60mm, có nơi 80mm.

Ngày và đêm 29/9, ở khu vực Hòa Bình, phía Bắc đồng bằng và ven biển Bắc Bộ, Nam Trung Bộ, phía Nam Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa 20-40mm, có nơi trên 70mm.

Khu vực Hà Nội: Ngày và đêm 29/9, có lúc có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to.

Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh vùng núi và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp.

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét cấp 1.

Nguồn: Tổng hợp