Kéo dây neo thuyền mùa bão
Đó là cách gọi ví von của những ngư dân làng chài Thanh Khê (phường Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng) với nghề kéo dây neo thuyền để đi biển.
Để mỗi chuyến xa khơi được an toàn, những chiếc dây thuyền được ngư dân Thanh Khê sáng tạo với nhiều công đoạn công phu, phức tạp để đảm bảo độ dai, chắc trước sóng to gió lớn.
Nghề làm dây neo thuyền thường tập trung những trai tráng khỏe mạnh vào các ngày trời đẹp, nắng to. Theo kinh nghiệm của ngư dân làng chài Thanh Khê, những ngày trời yên biển lặng ra khơi thường không gặp luồng cá. Thông thường thì khi biển nổi gió, trời mù cá mới tập trung lại kiếm ăn theo đàn, ra khơi mới đánh bắt được, nhưng cũng đầy bất trắc.
Nguyễn Hùng – một ngư dân đã có hơn 10 năm chuyên làm dây neo thuyền cho biết: "Dây để làm là loại dây thường dùng để buộc kiện hàng container ở cảng Đà Nẵng. Khi container xuất cảng, ngư dân chỉ việc đến xin hoặc mua với giá rẻ và bóc tách thành những sợi nhỏ để bọc lớp bên ngoài cho loại dây đặc biệt này".
Hùng cho biết thêm, trước đây ngư dân Đà Nẵng có ứng dụng hàng trăm loại dây để đi biển nhưng không có loại dây nào có đủ độ dai, bền chắc bằng loại dây này. Từ khi làng chài Thanh Khê sáng chế ra loại dây này được các làng chài vùng biển Quảng Nam – Huế - Quảng Ngãi ứng dụng chế tác và đến tìm mua như một "sợi bùa hộ mệnh" cho những con thuyền ra khơi.
Người dân Thanh Khê hay nói vui rằng, loại dây này được gọi là dây Xích Bích vì công dụng chủ yếu của nó là liên kết các thuyền ngoài ngư trường mỗi khi gặp sóng to gió lớn, giống như thế trận liên hoàn thuyền của Tào Tháo trong truyện Tam Quốc Diễn Nghĩa. Những con thuyền được liên kết chắc chắn có thể tương trợ nhau để chống chọi với Phong công, Thủy công (sự tấn công của sóng to gió lớn). Ngoài ra, nó cũng là phương tiện để neo các tầu thuyền vào bến an toàn mỗi khi mùa bão đến.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.
Đăng nhập để tham gia bình luận
Đăng nhập với
Facebook Google