Rong biển - lộc của đầm
Tại thời điểm này, rong biển có giá từ 4.000 – 6.000đồng/kg nên đã trở thành mặt hàng có đầu ra và ít rủi ro hơn nuôi trồng thủy sản.
Trong những năm gần đây, việc nuôi trồng thủy sản ở đầm ven biển của huyện Thái Thụy (Thái Bình) thường xuyên gặp rủi ro do biến đổi khí hậu, do ảnh hưởng nguồn cầu trong bối cảnh dịch COVID. Bù lại, lợi dụng việc nước thủy triều, nước biển đổ vào đầm đã tạo ra một nguồn rong biển dồi dào có giá trị kinh tế cho ngư dân nuôi trồng thủy sản.
Tại thời điểm này, rong biển có giá từ 4.000 – 6.000đồng/kg nên đã trở thành mặt hàng có đầu ra và ít rủi ro hơn nuôi trồng thủy sản. Ngư dân Thái Thụy không phải vất vả dọn dẹp rong dưới đầm tôm nữa, thay vào đó là việc thu hoạch rong để bán cho thương lái.
Từ việc để cánh đồng đầm phá nuôi thủy sản nghỉ thì giờ đây chính cánh đồng ấy đã được ngư dân quay vòng để làm cho rong xâm nhập, thu hái. Mấy năm trước, thu hái rong biển ở đầm là nghề phụ những giờ đây đã thành nghề chính, cho thu nhập ổn định.
Rong biển, còn gọi là tảo bẹ hay cỏ biển, là một loài thực vật sinh sống ở biển, thuộc nhóm tảo biển. Rong biển có thể sống ở cả nước mặn và nước lợ. Chúng mọc ở các rạn san hô, các vách đá dưới biển và dưới tầng nước sâu, với điều kiện có ánh sáng mặt trời để quang hợp. Tại những nơi có đủ điều kiện sinh sống ấy, rong biển phát triển và sinh sản với tốc độ rất mạnh.
Rong biển sau khi phơi khô, chế biến, trở thành rau câu, rau mứt hay rau sụn, và dùng để làm thạch hay tạo chất ga dùng trong một số loại nước giải khát. Rau câu là món ăn phổ biến nhất.
Khai thác rong biển ở biển, ở các rạn san hô đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh trưởng của một số loài thủy sản sống dưới chân rong.
Do đó, cách khai thác rong đầm ở Thái Thụy là một hướng đi mới để hướng tới phát triển nghề biển bền vững ở Việt Nam.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.
Đăng nhập để tham gia bình luận
Đăng nhập với
Facebook Google