Hình ảnh của những "sứ giả nhân đạo" Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ

PV
21:06 - 14/02/2023
Công dân & Khuyến học trên

Ngày 14/2, tại Thổ Nhĩ Kỳ, đội cứu nạn, cứu hộ của Bộ Công an đã đến hiện trường mới, triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn thành phố Adiyaman. Trong khi đó, lực lượng của Bộ Quốc phòng Việt Nam bắt đầu hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn tại tỉnh Hatay.

Đoàn cứu nạn, cứu hộ Bộ Công an đã đến hiện trường mới

Sáng ngày 14/2, Đội cứu nạn, cứu hộ quốc tế của Công an nhân dân Việt Nam đã đến hiện trường mới, tiến hành khảo sát hiện để triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn tại Tòa C, Chung cu Cinar Sitesi (gồm 3 toà) số 66 đường Kemalpasa, quận Cumhuriyet, thành phố Adiyaman, Thổ Nhĩ Kỳ.

Thành phố Adiyaman là 1 trong 3 vùng bị thiệt hại nhiều nhất trong thảm họa động đất sáng 6/2 tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Đội cứu nạn, cứu hộ của Công an nhân dân Việt Nam khảo sát hiện trường mới. Ảnh: Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam khảo sát hiện trường. Nguồn: Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Tại địa điểm này, Đoàn Bộ Công an Việt Nam phối hợp cùng với đoàn của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) và lực lượng của Thổ Nhĩ Kỳ để triển khai công tác tìm kiếm, cứu nạn. Theo thông tin ban đầu, trong các toà nhà có đến hơn 100 nạn nhân.

Thực hiện nhiệm vụ ở địa điểm mới, trong quá trình đi lấy củi để đun nấu, các chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam tình cờ gặp các đồng nghiệp của Thổ Nhĩ Kỳ. Các bạn Thổ Nhĩ Kỳ cảm ơn các chiến sĩ Công an nhân dân Việt Nam dù ở rất xa nhưng đã đến để hỗ trợ đất nước họ.

Hình ảnh của những "sứ giả nhân đạo" Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh 3.

Các chiến sĩ cứu nạn, cứu hộ Việt Nam tình cờ gặp các đồng nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Vượt qua những khó khăn, thiếu thốn về cung cấp hậu cần, khí hậu khắc nghiệt, lạnh giá, phải ngủ trong lều bạt, không có nơi tắm rửa, vệ sinh,... các cán bộ, chiến sĩ Đội cứu nạn, cứu hộ quốc tế của Bộ Công an Việt Nam đã "chạy đua với thời gian, chạy đua với tử thần" nỗ lực tìm kiếm người bị nạn đang bị vùi lấp trong các đống đổ nát trong thảm họa động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ. 

Hình ảnh của những "sứ giả nhân đạo" Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh 4.

Bữa ăn ngon nhất của các cán bộ, chiến sĩ cứu nạn, cứu hộ Bộ Công an từ ngày lên đường. Ảnh: Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Hình ảnh của những "sứ giả nhân đạo" Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh 5.

Bữa ăn đặc biệt mang hương vị quê nhà của cán bộ, chiến sĩ cứu hộ Bộ Công an tại hiện trường thảm họa động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Hình ảnh của những "sứ giả nhân đạo" Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh 6.

Bữa ăn trước khi vào trận mới. Ảnh: Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Hình ảnh của những "sứ giả nhân đạo" Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh 7.

Chiến sĩ cứu hộ Bộ Công an Việt Nam tranh thủ lót dạ trong phút nghỉ ngơi tại hiện trường. Ảnh: Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Hình ảnh của những "sứ giả nhân đạo" Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh 8.

Đoàn Việt Nam thu trại hành quân đến địa điểm mới, chạy đua với thời gian tìm kiếm người còn sống. Ảnh: Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn, giải phóng hiện trường để tìm kiếm người bị nạn. Nguồn: Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Người dân Thổ Nhĩ Kỳ cảm ơn Đoàn cứu hộ, cứu nạn, Bộ Công an Việt Nam. Nguồn: Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Hình ảnh của những "sứ giả nhân đạo" Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh 11.

Công tác tìm kiếm nạn nhân được thực hiện khẩn trương, tích cực. Ảnh: Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Đại tá Nguyễn Minh Khương chia sẻ: "Chúng ta luôn hy vọng về khả năng có người bị nạn còn sống. Vì thực tế, trên thế giới, cũng có những trường hợp người bị nạn có khả năng sống sót trong thời gian đến 15 ngày. Chính vì vậy mà chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng những cơ hội, cũng như những phép màu dành cho những người bị nạn có khả năng sống sót cao nhất, để có thể được cứu ra nơi an toàn. Ngay tại Thổ Nhĩ Kỳ, vẫn tiếp tục có thêm những trường hợp sống sót thần kỳ được đưa ra khỏi đống đổ nát".

Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Việt Nam triển khai rada tìm kiếm người bị nạn. Nguồn: Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Theo Đại tá Nguyễn Minh Khương (Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Bộ Công an Việt Nam, Trưởng Đoàn công tác), công tác tìm kiếm nạn nhân ở tất cả các vị trí, các khu vực đều được các lực lượng vẫn tiếp tục tiến hành và được thực hiện với tinh thần khẩn trương, tích cực, với mục tiêu là có thể cứu sống được người nào đó trong khu vực sập đổ hoặc là những khu vực bị vùi lấp.

Hình ảnh của những "sứ giả nhân đạo" Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh 13.

Đoàn cứu hộ, Bộ Công an Việt Nam trao tặng 2 tấn thuốc men, vật tư y tế,... cho Thổ Nhĩ Kỳ thông qua cơ quan ứng phó Thảm họa và tình huống khẩn cấp Thổ Nhĩ kỳ (AFAD). Ảnh: Bộ Công an

Hình ảnh của những "sứ giả nhân đạo" Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh 14.

Đoàn Việt Nam phối hợp cùng AFAD vận chuyển số hàng hóa về các bệnh viện để phục vụ công tác cấp cứu, điều trị cho các nạn nhân động đất. Ảnh: Bộ Công an

Quân đội Việt Nam khẩn trương cứu nạn tại Thổ Nhĩ Kỳ: Chiến thuật cứu hộ hiệu quả

Ngày 14/2, ngay sau khi đến tỉnh Hatay, Thổ Nhĩ Kỳ, Đội Công binh cứu sập và Đội chó nghiệp vụ của Quân đội Nhân dân Việt Nam bắt đầu hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn tại đây.

Mục tiêu tìm kiếm của lực lượng cứu hộ cứu nạn Quân đội nhân dân Việt Nam là khu vực xã Haci Omer Alpagot, huyện Antakya. Địa bàn này có dân số khoảng 5.200 người.

Hơn 32.000 người Thổ Nhĩ Kỳ đang tham gia các hoạt động cứu hộ cứu nạn trong thời tiết lạnh giá, trong khi hàng triệu người đang rất cần viện trợ.

Công tác cứu nạn, cứu hộ còn có sự tham gia của khoảng 8.300 nhân viên cứu hộ quốc tế, trong đó có Việt Nam.

Chiến thuật cứu hộ được áp dụng là: Các tổ tiến hành trinh sát mục tiêu. Nếu phát hiện mục tiêu cần đưa ra khỏi khu vực sập đổ, hoặc dấu hiệu cần ứng cứu sẽ lập tức báo cáo để chỉ huy trưởng điều động lực lượng công binh tới hiện trường thực hiện các biện pháp nghiệp vụ tiến hành công tác cứu hộ.

Lực lượng Quân y ở vòng ngoài sẵn sàng cấp cứu trong trường hợp cần thiết, hoặc thực hiện các biện pháp đưa nạn nhân ra khỏi hiện trường, bàn giao cho giới chức sở tại.

Nhiệt độ ban ngày tại Hatay hiện cao nhất là 11 độ C, ban đêm xuống -2 độ C. Dưới sự chỉ đạo tại hiện trường của Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ, Phó chánh Văn phòng Thường trực Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Phó cục trưởng Cục Cứu hộ - Cứu nạn (Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam), Trưởng đoàn, các tổ công tác đã nhanh chóng triển khai các biện pháp tìm kiếm nạn nhân.

Hình ảnh của những "sứ giả nhân đạo" Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh 15.

Lực lượng của Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia tham gia hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa tại Thổ Nhĩ Kỳ gồm 76 quân nhân và 6 chó nghiệp vụ.

Quân đội nhân dân Việt Nam hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn tại tỉnh Hatay, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: TTXVN

Hình ảnh của những "sứ giả nhân đạo" Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh 17.

Ngay sau khi đến tỉnh Hatay, Thổ Nhĩ Kỳ, hôm nay, Tổ trinh sát số 1 của Đội Công binh cứu sập và Đội chó nghiệp vụ của Bộ Quốc phòng Việt Nam bắt đầu hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn tại tỉnh Hatay, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: TTXVN

Hình ảnh của những "sứ giả nhân đạo" Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh 18.

Trong số 10 tỉnh bị động đất của Thổ Nhĩ Kỳ, Hatay là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Theo cơ quan quản lý thảm họa của Thổ Nhĩ Kỳ, hơn 6.400 tòa nhà đã bị sụp đổ do hậu quả của hai trận động đất chính và hơn 430 cơn dư chấn. Ảnh: TTXVN

Ước tính tổng số người thiệt mạng do động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đã lên tới hơn 37.000 người.

Số người thiệt mạng dự kiến sẽ còn tăng khi trọng tâm của công tác ứng phó chuyển từ giải cứu những người còn sống sót trong đống đổ nát sang cung cấp thực phẩm, nơi trú ẩn và chăm sóc cho những người bị ảnh hưởng.

Đánh giá về tổn thất kinh tế do thảm họa động đất vào ngày 6/2 vừa qua, Liên đoàn Doanh nghiệp và kinh doanh Thổ Nhĩ Kỳ ước tính nước này có thể thiệt hại tới 84,1 tỷ USD, trong khi Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ nhận định con số này vào khoảng hơn 50 tỷ USD.

Chi phí lớn nhất sẽ là xây dựng lại nhà cửa, các đường truyền và hạ tầng, việc đáp ứng nhu cầu nơi ở trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho hàng trăm nghìn người mất nhà cửa.

Tổng thống Recep Tayyip Erdogan khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ sẽ hoàn tất công tác xây dựng lại nhà cửa trong một năm và Chính phủ đang chuẩn bị chương trình phục hồi đất nước.

Nguồn: Báo Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, TTXVN
Bình luận của bạn

Bình luận