Giáo dục Quảng Ninh chuyển mình trong kỷ nguyên mới: Bài 2 - Đẩy mạnh chuyển đổi số ở tất cả các cấp học
Đẩy mạnh chuyển đổi số ở tất cả các cấp học đã và đang góp phần nâng cao chất lượng quản lý, chất lượng dạy và học tại các cơ sở giáo dục ở Quảng Ninh.
Chuyển đổi số gắn với đổi mới chất lượng quản lý, đào tạo tại Quảng Ninh
Quảng Ninh: Tăng cường sự có mặt của công nghệ, đẩy mạnh chuyển đổi số ở tất cả các cấp học
Với mục tiêu lấy người học làm trung tâm, ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Ninh đang chú trọng đổi mới chất lượng dạy và học thông qua việc tăng cường sự có mặt của công nghệ cũng như đẩy mạnh chuyển đổi số ở tất cả các cấp học.
Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ trong giáo dục đào tạo đang tác động tích cực đến công tác quản lý, dạy và học tại các cơ sở giáo dục tại Quảng Ninh.
Đã có hơn 2.000 học liệu số và 4.887 bài giảng điện tử đã được xây dựng, chia sẻ trong toàn ngành giáo dục; 100% các cơ sở giáo dục phổ thông tích hợp nội dung chuyển đổi số trong chương trình giáo dục;
Gần 100% cán bộ quản lý có chữ ký số; 96,14% giáo viên có chữ ký số đáp ứng yêu cầu triển khai học bạ số; Trên 98,02% học sinh tiểu học hoàn thành phát hành học bạ số lên Kho học bạ của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định.
Từ nay đến năm 2025, ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Ninh cũng đặt mục tiêu tiếp tục đổi mới phương thức tổ chức giáo dục, đưa dạy và học trên môi trường số trở thành hoạt động giáo dục thường xuyên, liên tục.
Ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh cũng phấn đấu đến năm 2030, tất cả các thành tố trong hệ thống giáo dục của tỉnh được đưa vào môi trường số.
Cùng với đó, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, khai thác và sử dụng hiệu quả phương tiện, thiết bị công nghệ thông tin nhằm đổi mới, sáng tạo trong dạy và học, nâng cao chất lượng và cơ hội tiếp cận giáo dục, hiệu quả quản lý giáo dục, từng bước xây dựng nền giáo dục mở, thích ứng trên nền tảng số.
Quảng Ninh tạo cơ hội cho học sinh được tiếp cận với giáo dục thông minh
Đến thời điểm này, thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) luôn là địa phương dẫn đầu toàn tỉnh về chất lượng và số lượng học sinh giỏi các cấp.
Không dừng lại ở mục tiêu trên, thành phố Hạ Long đang nỗ lực tháo gỡ các điểm nghẽn, tạo bước đột phá trong phát triển giáo dục và đào tạo để ghi danh vào mạng lưới "Thành phố học tập toàn cầu" của UNESCO vào năm 2025 và nằm trong nhóm địa phương dẫn đầu cả nước về phát triển giáo dục, nhất là trong "Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc".
Tại Trường Trung học cơ sở Lê Văn Tám (thành phố Hạ Long, Quảng Ninh), việc dạy và học trên môi trường số trở thành hoạt động giáo dục thường xuyên, liên tục. Hiện 100% giáo viên của nhà trường đang áp dụng cách thức dạy học này.
Cô giáo Nguyễn Thị Hồng Thái, giáo viên Trường Trung học cơ sở Lê Văn Tám cho biết, các phòng học thông minh, hoặc phòng học được đầu tư thiết bị công nghệ thông tin được giáo viên khai thác triệt để, góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục.
Việc dạy và học trên môi trường số khiến các tiết học giờ đây trở nên sinh động, hấp dẫn và tạo được nhiều hứng thú hơn khi được tổ chức trong phòng học thông minh - nơi mà công nghệ thông tin là chất dẫn cho những bài học.
Hệ thống máy vi tính, máy chiếu, âm thanh, ánh sáng… giúp cho bài giảng của giáo viên sống động, nhiều màu sắc được chuyển tải đến học sinh hiệu quả hơn. So với những bài giảng thông thường, thì sử dụng phòng học thông minh sẽ cho các em cái nhìn trực quan sinh động với những sự kiện, nhân vật cụ thể, giúp kích thích tư duy của học sinh tốt hơn.
Nhiều cơ sở giáo dục tại Quảng Ninh chú trọng chuyển đổi số vào các khâu quản lý, vận hành
Ngoài ứng dụng công nghệ vào dạy học, nhiều cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh cũng đang chú trọng chuyển đổi số vào các khâu quản lý, vận hành.
Điển hình tại Trường Trung học cơ sở Quảng Nghĩa (thành phố Móng Cái) đã ứng dụng Công nghệ thông tin trong việc điểm danh, quản lý học sinh đến và rời trường thông qua việc quét thẻ học sinh có gắn mã QR, báo tin nhắn về cho phụ huynh trên hệ thống zalo OA.
Việc quét mã điểm danh gửi tin nhắn về cho phụ huynh đã nhận được phản hồi rất tích cực từ các bậc phụ huynh, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong quản lý học sinh.
Ngoài Trường Trungt học cơ sở Quảng Nghĩa, năm học 2024 - 2025, 10/16 trường Trung học cơ sở khác trên địa bàn thành phố Móng Cái cũng triển khai quản lý điểm danh học sinh đến trường và rời khỏi nhà trường qua hệ thống thu thập khuôn mặt hoặc mã QR.
Việc sử dụng các hệ thống dạy học trực tuyến miễn phí như Google Meet, Zoom và sử dụng hệ thống LMS Google classroom cho việc quản lý, giao bài tập, cung cấp tài liệu học tập trực tuyến cho học sinh được các trường thực hiện thường xuyên.
Các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh cũng đã tiến hành quản lý, điều hành hoạt động tuyển sinh, giảng dạy, học tập bằng công nghệ điện tử để nâng cao hiệu quả; xây dựng kho học liệu số dùng chung trên nền tảng Google Drive để thuận tiện cho việc chia sẻ tài nguyên, phục vụ giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Bài 3 - "Gỡ khó" để tạo ra giá trị bền vững
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.
Đăng nhập để tham gia bình luận
Đăng nhập với
Facebook Google