Diện mạo di sản Thành nhà Hồ vào giai đoạn khai quật khảo cổ chân móng

Thuỵ Văn
10:47 - 12/10/2023
Công dân & Khuyến học trên

Tòa thành cổ bằng đá hiếm hoi còn lại trên thế giới từng được CNN đánh giá là một trong 21 di sản nổi bật và vĩ đại, thậm chí được so sánh với kim tự tháp, đó là Thành nhà Hồ ở huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

Tháng 10/2023, UBND tỉnh Thanh Hóa ra Quyết định 3619/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch khai quật khảo cổ khu vực chân móng sau hạ giải tường thành đá Di sản văn hóa Thế giới Thành Nhà Hồ, huyện Vĩnh Lộc.
Diện mạo di sản Thành nhà Hồ vào giai đoạn khai quật khảo cổ  - Ảnh 2.

Kế hoạch khai quật khảo cổ khu vực chân móng sau hạ giải tường thành đá Di sản văn hoá Thế giới Thành Nhà Hồ được phê duyệt sau khi di sản này đã thu được nhiều kết quả khả quan sau nhiều lần khảo cổ. 

Mới đây, sau khi hạ giải tường thành và chân móng tại vị trí sạt lở, khu vực di sản xuất lộ 2 đoạn móng tổng chiều dài khoảng 15m với kết cấu khác nhau gồm một đoạn 8,7m có đá lót chân móng và đoạn 6,3m không có đá lót chân móng.

Việc này đối chiếu với kết quả khai quật khảo cổ học năm 2018 đã có sự sai khác nên để có cơ sở triển khai thực hiện dự án ở giai đoạn tiếp theo, di sản một lần nữa phải tiến hành khai quật khảo cổ học để làm rõ kết cấu và cách thức gia cố móng chân tường thành sau khi hạ giải, so sánh sự khác biệt với kết quả khảo cổ học trước đó, tạo cơ sở cho đơn vị tư vấn thiết kế có cơ sở xây dựng phương án gia cố móng theo nguyên gốc, làm cơ sở cho đơn vị thi công tiến hành bảo tồn, gia cố phần móng đảm bảo đúng theo theo quy định. 

Mục đích của việc khai quật khảo cổ học lần này là làm rõ sự khác biệt của 2 loại kết cấu móng tường thành đã tìm thấy, tìm ra kết cấu các loại móng và cách thức gia cố móng tường thành đá di sản thế giới Thành Nhà Hồ của người xưa, tạo cơ sở để tu sửa phần móng theo nguyên gốc. Quy mô, diện tích khai quật  khoảng 60 m2 gồm 6 hố tại vị trí đoạn tường thành và 15 m tường thành phía Đông Bắc. 

Sau đây là hình ảnh của Di sản văn hóa Thế giới Thành Nhà Hồ, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá bước vào giai đoạn khảo cổ học tiếp theo: 
Diện mạo di sản Thành nhà Hồ vào giai đoạn khai quật khảo cổ  - Ảnh 3.

Toàn bộ khu vực di sản bên trong các cổng Thành nhà Hồ. Ảnh: Thuỵ Văn

Diện mạo di sản Thành nhà Hồ vào giai đoạn khai quật khảo cổ  - Ảnh 4.

Một số đoạn tường thành bị đổ, nứt vỡ, sạt lở. Ảnh: Thuỵ Văn

Diện mạo di sản Thành nhà Hồ vào giai đoạn khai quật khảo cổ  - Ảnh 5.

Cổng Bắc với mái vòm tuyệt đẹp còn nguyên vẹn. Ảnh: Thuỵ Văn

Diện mạo di sản Thành nhà Hồ vào giai đoạn khai quật khảo cổ  - Ảnh 6.

Hiện, khu vực hiện trường di sản vẫn mở cửa và chỉ dẫn cho khách tham quan. Ảnh: Thuỵ Văn

Diện mạo di sản Thành nhà Hồ vào giai đoạn khai quật khảo cổ  - Ảnh 7.

Phía sau cổng Nam - cổng chính 3 vòm của di sản Thành nhà Hồ, nơi từng khai quật khảo cổ phát lộ con đường đá ngự đạo của người xưa. Ảnh: Thuỵ Văn

Diện mạo di sản Thành nhà Hồ vào giai đoạn khai quật khảo cổ  - Ảnh 8.

Đôi rồng đá - hiện vật ngoài trời duy nhất nằm trong di sản Thành nhà Hồ. Ảnh: Thuỵ Văn

Diện mạo di sản Thành nhà Hồ vào giai đoạn khai quật khảo cổ  - Ảnh 9.

Cánh cổng đá uy nghi theo thời gian của di sản trứ danh Thành nhà Hồ. Ảnh: Thuỵ Văn

Bình luận của bạn

Bình luận