Đề thi thử tốt nghiệp Ngữ văn: Hiểu về trái tim

Ly Hương
10:42 - 21/06/2024
Công dân & Khuyến học trên

Một đoạn trích trong tác phẩm "Hiểu về trái tim" của tác giả Minh Niệm được dùng làm ngữ liệu đề thi thử tốt nghiệp môn Ngữ văn của Trường Trung học phổ thông Sầm Sơn, Thanh Hoá.

 Đề thi thử tốt nghiệp Ngữ văn: Hiểu về trái tim- Ảnh 1.

 Đề thi thử tốt nghiệp Ngữ văn: Hiểu về trái tim- Ảnh 2.

Gợi ý đáp án

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.

Câu 2 Theo tác giả: "Sử dụng nguyên tắc hay luật lệ một cách cứng nhắc, vô cảm cảm thì đó chỉ là thái độ bảo vệ sự yếu đuối, cố chấp và hờ hững của ta mà thôi.

Câu 3 Mục đích của cuộc sống là để được tự do và hạnh phúc còn nguyên tắc là phương tiện, cách thức để đạt mục đích đó; Không được cứng nhắc hay tuyệt đối hóa giá trị của nguyên tắc.

Câu 4 - Thí sinh có thể đồng tình với quan niệm, có thể không đồng tình. Những lí lẽ đưa ra phải có tính thuyết phục trên tinh thần bàn luận nghiêm túc, thiện chí. Sử dụng thao tác lập luận phù hợp, có dẫn chứng tiêu biểu.

II. LÀM VĂN

Câu 1. Giá trị của việc ta đã tìm thấy sức mạnh từ trong chính tâm hồn mình.

- Bản lĩnh, tự chủ, tự do, hạnh phúc, bình an, hiểu mình, hiểu người hơn. Phát huy nhiều nhất khả năng, năng lực bản thân.

- Trợ giúp người khác nhiều nhất có thể. Tạo nên thành tựu lớn cho cuộc sống. Trở thành một phần độc đáo của chuỗi sự sống vô tận

Câu 2. Cảm nhận đoạn trích "Đất Nước", từ đó nhận xét về sự khám phá của Nguyễn Khoa Điềm trong đoạn trích.

* Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nêu vấn đề nghị luận

* Cảm nhận đoạn trích

- Nhà thơ khẳng định tư tưởng "Đất Nước này là Đất Nước của Nhân dân", lời khẳng định ấy đã thể hiện một cách chân thành, mãnh liệt tình cảm của nhà thơ đối với dân tộc.

- Tác giả trở về với cội nguồn phong phú đẹp đẽ của văn hóa, văn học dân gian mà tiêu biểu là trong ca dao. Vẻ đẹp tinh thần của nhân dân, hơn đâu hết, có thể tìm thấy ở đó trong ca dao, dân ca, truyện cổ tích.

+ Nguyễn Khoa Điềm nhấn mạnh về tình cảm thủy chung trong tình yêu của con người Việt Nam. Từ ý thơ trong ca dao "Yêu em từ thuở trong nôi/ Em nằm em khóc, anh ngồi anh ru".

+ Nhân dân gìn giữ và truyền lại cho ta quan niệm sống đẹp đẽ, sâu sắc, ca dao đã "dạy anh biết" – Sống trên đời cần quý trọng tình nghĩa, phải "Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội".

+ Câu thơ ấy lấy ý từ ca dao "Cầm vàng mà lội qua sông/Vàng rơi không tiếc tiếc công cầm vàng". Nhân dân đã dạy ta rằng: ở đời này còn có thứ quý hơn vàng bạc, châu báu ngọc ngà… Đó là tình nghĩa giữa con người với con người. Bởi vậy, nghĩa với tình còn nặng hơn nhiều lần giá trị vật chất.

+ Nhân dân đã dạy ta phải biết quyết liệt trong căm thù và chiến đấu "Biết trồng tre đợi ngày thành gậy/ Đi trả thù mà không sợ dài lâu". Hai câu thơ đã gợi lại biết bao cuộc kháng chiến oanh liệt, trường kì của nhân dân trong biết bao cuộc chiến vệ quốc vĩ đại. Từ thuở lập nước, ông cha ta đã luôn phải đương đầu với nạn ngoại xâm.

- Nghệ thuật: Sử dụng chất liệu là văn học văn hóa dân gian. Điệp ngữ "Đất Nước" được nhắc lại nhiều lần cùng với việc nhà thơ luôn viết hoa hai từ "Đất Nước" tạo nên một tình cảm thiêng liêng xiết bao tự hào về non sông gấm vóc Việt Nam. Giọng điệu tha thiết yêu thương, tự hào.

* Nhận xét những khám phá của Nguyễn Khoa Điềm veề Đất Nước được thể hiện trong đoạn trích

- Tất cả giá trị của Đất nước không thể tách rời với nhân dân. Nhân dân là cội nguồn của Đất nước.

- Tạo nên hình tượng Đất nước độc đáo, với chiều sâu thăm thẳm. Tiêu biểu cho chủ nghĩa yêu nước của văn học cách mạng.

Bình luận của bạn

Bình luận