Đề Ngữ văn 9: Phân tích bài thơ "Đồng dao của đất" của Vi Thuỳ Linh

Ly Hương
10:19 - 17/12/2024
Công dân & Khuyến học trên

Phần viết yêu cầu viết bài văn nghị luận phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ trong bài thơ "Đồng dao của đất" (Vi Thuỳ Linh).

Đề tập huấn Ngữ văn 9: Phân tích văn bản Đồng dao của đất - Ảnh 1.

Đề tập huấn Ngữ văn 9: Phân tích văn bản Đồng dao của đất - Ảnh 2.

Gợi ý đáp án

I. Đọc hiểu đoạn trích trong "Sống đơn giản cho mình thanh thản"

1. Vấn đề được bàn luận trong văn bản: Việc đưa ra quyết định một phía đối với các sự việc trong cuộc sống.

2. Luận điểm được trình bày ở đoạn (1): Việc phân định một sự việc trong cuộc sống theo một chiều nào đó thường ẩn chứa nhiều nguy cơ.

3. Vai trò của lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu được trình bày trong đoạn (2) và (3) đối với việc làm sáng tỏ luận đề:

- Bằng chứng: câu chuyện nổi tiếng về quyết định của một người nông dân trồng táo ở tỉnh Aomori sau một cơn bão lớn; là những bằng chứng cho thấy trong cuộc sống có những tình huống không quyết định theo phía nào có thể đem đến thành công cho chúng ta.

- Lí lẽ: Nếu bạn quyết định trong đầu đã là không được, thì bạn chẳng thể nào tiến về phía trước được. Khi bạn chịu làm một cái gì đó, thì dù có chuyện tồi tệ xảy ra, cuộc đời của bạn cũng chẳng kết thúc ngay được → Lí lẽ góp phần giải thích rõ hệ quả, nguy cơ của việc khăng khăng quyết định đứng về một phía trong bất cứ tình huống nào.

- Tất cả những lí lẽ, bằng chứng ấy góp phần làm sáng tỏ cho luận điểm được trình bày ở đoạn (1).

4. Trong đoạn văn, người viết chọn kiểu câu ghép đẳng lập (câu (1)), câu ghép chính phụ (câu (2), (3)) và câu đơn (câu (4)).

- Tác dụng:

+ Câu ghép đẳng lập (1) biểu đạt một thông báo có tính chất đối lập nhau: việc "quyết định về một phía" tưởng có vẻ rất dễ dàng do bản chất vấn đề đơn giản, không có nhiều phương án để cân nhắc, nhưng thật ra là do bạn cứ khăng khăng giữ ý kiến của mình, không chịu thay đổi mà thôi.

+ Câu ghép chính phụ (2) và (3) biểu thị quan hệ giả thiết – kết quả bằng cách dùng cặp kết từ "nếu … thì" để nối các vế câu. Vế câu biểu thị nội dung giả thiết là lựa chọn của bạn "chọn cái này là tốt" hoặc "cho rằng A đúng" thì kết quả tất yếu là những thứ còn lại trong suy nghĩ của bạn là "đều là xấu" hoặc "B sẽ sai". Kiểu câu ghép chính phụ này được chọn dùng để giải thích rõ hơn cho kết quả của việc "quyết định về một phía" và chuẩn bị lí lẽ cho việc đưa ra ý kiến ở câu (4).

+ Câu đơn (4) biểu thị một phán đoán đơn giản nên người viết chọn câu đơn là phù hợp.

5. Học sinh trình bày được suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của ý kiến "Điều quan trọng là đừng quyết định "tốt – xấu" một cách đơn giản cho sự vật, sự việc" trong bối cảnh hiện nay khi mỗi cá nhân đều có thể dễ dàng tiếp cận nhiều nguồn thông tin khác nhau về một sự vật hay sự việc cụ thể.

- Cần lí giải cụ thể để tạo sự thuyết phục cho việc trình bày suy nghĩ.

II. Viết phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ trong bài thơ "Đồng dao của đất"

Đề tập huấn Ngữ văn 9: Phân tích văn bản Đồng dao của đất - Ảnh 3.

- Đoạn thơ miêu tả sự kiện chủ thể trữ tình "tôi" về thăm quê trong mùa trẩy hội.

- Những âm thanh, hình ảnh của quê hương mùa trẩy hội đã gợi cảm giác "bồng bềnh", êm đềm trong những làn điệu quan họ. Từ đó, chủ thể trữ tình hoài niệm về những kỉ niệm gắn bó với quê hương từ tuổi thơ. Đó là hình ảnh quê hương thanh bình với những câu chuyện huyền thoại, tiếng sáo diều, hình ảnh những cánh đồng, đàn trâu trong "dáng chiều".

- Từ những kỉ niệm tuổi thơ, tác giả không chỉ ngợi ca vẻ đẹp thanh bình, giàu bản sắc văn hoá của quê hương mà còn thể hiện sự tiếc nuối, trân trọng kí ức; thể hiện cảm nhận sâu sắc về sự chảy trôi vô thường của cuộc đời.

- Về nghệ thuật: Bài thơ sử dụng hiệu quả thể thơ tự do, tạo nên nhạc điệu trầm bổng, có tác dụng đặc biệt trong việc diễn tả những cung bậc tâm trạng của con người; sự hoà trộn giữa hình ảnh thực và ảo gợi cảm giác về một quê hương vừa gần gũi vừa mang màu sắc huyền thoại.

Bình luận của bạn

Bình luận