Đề tập huấn Ngữ văn 7: Cậu bé kêu có sói

Ly Hương
15:23 - 09/12/2024
Công dân & Khuyến học trên

Đề tập huấn môn Ngữ văn 7 đọc hiểu truyện ngụ ngôn và viết văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả.

Đề tập huấn Ngữ văn 7: Cậu bé kêu có sói - Ảnh 1.

Đề tập huấn Ngữ văn 7: Cậu bé kêu có sói - Ảnh 2.

Gợi ý đáp án

I. Đọc hiểu "Truyện ngụ ngôn Aesop"

Câu 1. Một số từ ngữ chỉ không gian và thời gian trong văn bản:

- Không gian: một ngôi làng, cánh đồng xa,…

- Thời gian: ngày xưa, một ngày kia,…

Câu 2. Có thể chỉ ra một trong số những dấu hiệu sau của truyện ngụ ngôn được thể hiện trong văn bản:

- Cốt truyện: xoay quanh một hành vi ứng xử của cậu bé chăn cừu.

- Nhân vật: không có tên riêng, được người kể chuyện gọi bằng danh từ chung.

- Không gian, thời gian không xác định cụ thể.

Câu 3. Kết cục của cậu bé: bị sói ăn thịt mất cả đàn cừu.

Câu 4. Bài học đặt ra trong câu chuyện: kẻ hay nói dối sẽ tự gây tai họa cho mình

Câu 5. Nêu rõ ý kiến của bản thân về cách kết thúc của truyện ngụ ngôn trên.

- Lí giải cho ý kiến cá nhân.

- Trình bày câu trả lời bằng một đoạn văn khoảng 5-7 câu.

II Viết lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử địa phương

Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử ở địa phương mà em ấn tượng. Bài viết có sử dụng các yếu tố miêu tả.

a. Xác định đúng yêu cầu của kiểu bài: kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử

b. Xác định đúng nội dung kể: Một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử ở địa phương

c. Triển khai bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:

- Giới thiệu được sự việc có thật liên quan đến nhân vật, sự kiện lịch sử mà văn bản sẽ thuật lại.

- Nêu lí do hay hoàn cảnh người viết tìm hiểu về nhân vật, sự kiện lịch sử ấy.

- Kể lại nội dung/ diễn biến của sự việc có thật liên quan đến nhân vật, sự kiện lịch sử: Bắt đầu – diễn biến – kết thúc.

- Khẳng định về tính có thật của sự việc liên quan đến nhân vật, sự kiện lịch sử.

đ. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Thể hiện cách kể chuyện sáng tạo, có cách diễn đạt mới mẻ. Nêu được những bằng chứng; dẫn lời nhân chứng nhân chứng hoặc người dân ở địa phương để khẳng định đó là sự việc có thật.

Bình luận của bạn

Bình luận