Đề tập huấn Ngữ văn 9: Người trẻ thích ứng với sự thay đổi
Câu nghị luận xã hội đề tập huấn môn Ngữ văn 9 yêu cầu học sinh bàn về thích ứng với sự thay đổi là một trong những kĩ năng cần thiết của người trẻ trong thế kỉ 21.
Gợi ý đáp án
I. Đọc hiểu đoạn trích Truyện Kiều
1. C: Tìm gặp Thúy Kiều.
2. C: Ông tơ ghét bỏ chi nhau/ Chưa vui sum họp đã sầu chia phôi
3. A: Dám xa xôi mặt mà thưa thớt lòng.
4. D: Kim Trọng và Kiều đính ước dưới trăng.
5. C: Là lời Kim Trọng dặn Kiều tự chăm sóc bản thân để chàng yên tâm dù ở xa.
6. C: Chỉ nỗi khổ cực của Kim Trọng trên đường xa.
7. A: Cặp lục bát này là lời thề thủy chung của Kiều dành cho Kim Trọng.
8. Việc nhận tin về hộ tang chú đã khiến Kim Trọng bàng hoàng. Phần vì bối rối trước tin nhà, phần vì không muốn rời xa Thúy Kiều. Vì thế việc đầu tiên là chàng "băng mình lẻn trước đài trang" tìm Thúy Kiều để giải tỏa tâm tư và chia tay nàng.
9. Tác dụng của biện pháp điệp ngữ: khẳng định sự bền lòng chờ đợi, sự thủy chung của Kiều với Kim Trọng và thể hiện niềm tin tưởng vào ngày hội ngộ với chàng.
10. Trình bày rõ hai nội dung sau:
- Liệt kê một số thành ngữ: xa mặt cách lòng (dám xa xôi mặt mà thưa thớt lòng), gìn vàng giữ ngọc, chân mây cuối trời, tháng đợi năm chờ, ăn gió nằm mưa.
- Nhận xét: các thành ngữ chủ yếu nói về sự cách trở, chia phôi, phù hợp với tâm trạng của Kim Trọng và Kiều trong chia li; thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa vốn văn hóa dân gian và bác học trong ngôn ngữ Truyện Kiều.
II. Viết bài văn về thích ứng với sự thay đổi của xã hội là kỹ năng cần thiết của người trẻ trong thế kỷ 21
- Giải thích: Khả năng thích ứng với sự thay đổi là kĩ năng, hành vi, thái độ ứng xử, nhằm đáp ứng được với sự thay đổi của môi trường, hoàn cảnh, xã hội như: những tình huống bất ngờ, những yêu cầu mới, sự ra đời của cái mới, …
- Bàn luận:
+ Cuộc đời mỗi người luôn có những thay đổi diễn ra, nếu không chuẩn bị, sẵn sàng đón nhận, chủ động và linh hoạt với chúng thì ta sẽ không làm chủ được cuộc đời; khả năng thích ứng với sự thay đổi giúp chúng ta vượt qua sự thay đổi của hoàn cảnh.
+ Thế giới luôn vận động không ngừng, nhất là trong bối cảnh phát triển với tốc độ nhanh hiện nay, tất cả các lĩnh vực khác nhau từ y tế đến giáo dục, kinh tế, khoa học, công nghệ, việc làm,… đều diễn ra những sự thay đổi không ngừng, nếu không có kỹ năng thích ứng, con người sẽ khó có thể đối mặt với thách thức mới, khó nắm bắt cơ hội, dễ bị lạc hậu, bị bỏ rơi phía sau, khó thành công,
+ Cách rèn luyện khả năng thích ứng với sự thay đổi: luôn cập nhật cái mới, không ngừng tìm tòi sáng tạo không ngừng; dự đoán trước những thay đổi có thể xảy ra; chấp nhận những rủi ro khi thay đổi, biết kiểm soát và hạn chế cảm xúc tiêu tiêu cực; luôn nhìn sự thay đổi theo hướng tích cực.
- Kĩ năng thích ứng với sự thay đổi không chỉ cần thiết đối với mỗi cá nhân mà còn là yêu cầu quan trọng đối với cộng đồng, tập thể, tổ chức trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, thay đổi với dựa trên những nguyên tắc không vi phạm những chuẩn mực đạo đức, văn hóa, pháp luật; thay đổi phải theo hướng tích cực.
- Bài học đặt ra là cần thích ứng với những thay đổi để không trở nên cứng nhắc, tụt hậu song thay đổi phải theo hướng tích cực.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.
Đăng nhập để tham gia bình luận
Đăng nhập với
Facebook Google