Dạy trẻ những kỹ năng sống cần thiết ngay từ khi còn nhỏ
Việc giáo dục cho trẻ những kỹ năng sống cần thiết ngay từ khi trẻ cất tiếng khóc chào đời là điều rất quan trọng. Dưới đây là những lời khuyên hữu ích giúp việc dạy con hàng ngày của các bậc cha mẹ trở nên dễ dàng và đơn giản.
Theo Rocket news24, xã hội càng hiện đại, mọi người càng quan tâm và đầu tư cho giáo dục, nhất là giáo dục trẻ em. Hầu hết các bậc cha mẹ và người lớn nói chung thường quan tâm đến việc giáo dục cho một đứa trẻ để chúng sẽ trở thành “ông nọ bà kia” trong tương lai – những người giàu có và có vị thế trong xã hội. Tuy nhiên, việc giáo dục cho trẻ những kỹ năng sống cần thiết ngay từ khi trẻ cất tiếng khóc chào đời là điều rất quan trọng.
Cha mẹ nói yêu con mỗi ngày sẽ giúp con phát triển tình cảm
Bạn đừng nuông chiều con một cách thái quá, nhưng đừng ngại ngần thể hiện tình yêu thương của mình với con.
Nếu không có tình yêu giữa cha mẹ và con cái, mối quan hệ của hai bên sẽ trở nên xa cách, nhạt nhòa. Khi con phạm lỗi hay mắc khuyết điểm, hãy giáo dục con thay bằng sự trừng phạt. Điều đó tốt hơn nhiều cho sự phát triển của trẻ.
Với tình yêu của cha mẹ và được chăm sóc đầy đủ, đứa trẻ sẽ lớn lên với một cơ thể khỏe mạnh và tâm trí lành mạnh. Cũng giống như mưa và ánh nắng mặt trời là 2 yếu tố rất quan trọng để một cái cây phát triển khỏe mạnh, mang cho đời những bông hoa thơm ngát.
Dạy trẻ bao dung và yêu thương
Chỉ trong vòng tay của một người mẹ sinh ra con, con mới có được cảm giác an toàn tuyệt đối, yên tâm ngủ ngon lành.
Các bậc cha mẹ hãy khuyến khích trẻ yêu động vật và để cho các con thấy lòng bao dung, nhân hậu của mình với mọi người và động vật xung quanh. Từ đó giúp nuôi dưỡng cảm xúc cho trẻ.
Nuôi dưỡng trí tưởng tượng của trẻ
Trẻ em có trí tưởng tượng vô cùng phong phú và đôi khi chúng có thể tạo nên những câu chuyện độc đáo, những điều kỳ diệu mà chúng ta không ngờ tới.
Một đứa trẻ ba tuổi có thể nói: "Cháu có một chiếc máy bay rất lớn ở nhà" – đó là một câu nói vô cùng đáng yêu của trẻ.
Vẽ có thể giúp trẻ thể hiện trí tưởng tượng của mình. Và việc chơi trò xếp hình giúp hỗ trợ nuôi dưỡng trí tưởng tượng của trẻ, để bé hiện thực hóa những ý tưởng của mình.
Dạy trẻ lòng dũng cảm và sự sợ hãi
Hãy dạy cho con bạn lòng dũng cảm để không la hét hay khóc thảm thiết khi bị một con vật cắn hoặc vết bầm tím sau khi ngã ngay từ khi bé 1 tuổi. Và cũng không để cho con phải sợ hãi bóng tối.
Nhưng bạn hãy dạy trẻ biết sợ hãi khi leo lên nơi cao hoặc đi bộ trên ván hẹp nguy hiểm. Đồng thời, không cho phép con co rúm người lại khi cần phải nỗ lực và lao động.
Dạy trẻ về đố kị và sự công bằng
Khi mẹ bế em, anh lớn giận dữ và cho rằng mẹ thiên vị. Lúc ấy bạn hãy từ từ nói với con rằng mình đều yêu cả hai anh em.
Bố yêu thương con trai và con gái của mình như nhau, không bao giờ thiên vị ai cả. Nếu có một miếng dưa hấu, chắc chắn chúng sẽ được chia ra làm 2 phần bằng nhau. Điều đó để mọi thứ được công bằng cho tất cả và ngăn chặn việc đố kỵ.
Dạy trẻ rằng sự tò mò không phải là phá hoại
Cùng với trí tưởng tượng phong phú của mình, trẻ rất tò mò và hiếu kỳ với mọi thứ xung quanh. Chúng muốn biết làm thế nào mà chiếc ô tô đồ chơi không chạy nữa… Cách tốt nhất là bạn tìm một thứ khác để thay thế và đừng ngăn sự tò mò của bé.
Trả lời cho trẻ những câu hỏi về ngày sinh
"Mẹ, em trai đến từ đâu?"
"Mẹ, con đã đến từ đâu?"
Những câu hỏi này là cơ hội tốt nhất để các bậc cha mẹ giáo dục giới tính cho con mình.
Đừng tạo nên những câu chuyện kỳ lạ và nói dối con khi chúng thắc mắc về điều này. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng con mèo, con chó hay con gà con làm ví dụ để giải thích sự thật về các vấn đề sinh sản.
Trả lời cho trẻ những câu hỏi về cái chết
Trẻ nhỏ có thể sợ người chết, trẻ cũng có thể hỏi cha mẹ và người thân về cái chết.
Bạn có thể đặt ra các sự kiện trong một bối cảnh cụ thể khi trẻ có khả năng hiểu biết chuyện này. Ví dụ, cây sẽ héo rũ và con chim sẽ chết. Chết là khi không còn sống.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.
Đăng nhập để tham gia bình luận
Đăng nhập với
Facebook Google