Trẻ em thích quà gì vào ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6?
Được đón nhận, lắng nghe những lời yêu thương từ bố mẹ và thầy cô giáo là mong muốn của đa số trẻ em vào ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6.
Tặng quà gì cho trẻ em vào ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6?
Trong một cuộc khảo sát của Văn phòng Giáo dục Chungcheongnamdo (Hàn Quốc) với hơn 2.500 học sinh tiểu học từ lớp 2 đến lớp 6 cho thấy, vào ngày Quốc tế Thiếu nhi, học sinh tiểu học thích được đón nhận những lời nói yêu thương từ bố mẹ và thầy cô giáo.
Cụ thể, các em thích được nghe câu “bố/mẹ yêu con” từ bố mẹ và câu "thầy/cô rất quý em" từ giáo viên của chúng, theo The Korea Herald.
Theo cuộc khảo sát, gần 40% học sinh được hỏi tiết lộ họ muốn nghe câu "bố/mẹ yêu con", trong khi 24% học sinh muốn nghe câu "con có thể làm được". Bên cạnh đó, khoảng 40% học sinh cũng cho biết họ muốn nghe câu "hãy đi chơi cùng nhau" từ bạn bè của họ.
Ngoài ra, vào ngày Quốc tế Thiếu nhi, khoảng 49% học sinh chia sẻ rằng, họ muốn đi dã ngoại cùng gia đình của mình. Mặt khác, khoảng 15% học sinh nói muốn dành thời gian đi chơi cùng bạn bè.
Cuộc khảo sát cũng chỉ ra rằng, điện thoại thông minh và máy tính bảng đứng đầu danh sách những món quà được học sinh mong muốn cho ngày Quốc tế Thiếu nhi. Tiếp theo là một khoản trợ cấp cũng là món quà được học sinh thích thú.
Vào rạng sáng 1/6/1942, quân phát xít Đức bao vây làng Lidice (Tiệp Khắc), bắt giữ 173 đàn ông, 196 phụ nữ và trẻ em. Tại đây, chúng đã tàn sát 66 người và đưa 104 trẻ em vào trại tập trung. Trong đó, 88 em đã tử vong trong các phòng hơi độc, 9 em khác bị đưa đi làm tay sai cho bọn phát xít. Sau vụ thảm sát kinh hoàng, ngôi làng Lidice không còn một bóng người.
2 năm sau, vào ngày 10/6/1944, phát xít Đức lại tiếp tục thực hiện một vụ thảm sát đẫm máu tương tự tại thị trấn Oradour Sur Glane (Pháp). Tại đây, một sư đoàn quân phát xít đã giết chết 642 người dân trong thị trấn bao gồm cả đàn ông, phụ nữ và trẻ em, rồi đốt cháy tất cả. Đến nay, bất cứ ai khi đặt chân đến thị trấn này vẫn có thể cảm nhận sự kinh hoàng về những gì đã xảy ra vào thời điểm đó.
Để tưởng nhớ hàng trăm trẻ em vô tội đã bị Đức Quốc xã sát hại tàn nhẫn, cuối năm 1949, Liên đoàn Phụ nữ dân chủ Quốc tế đã quyết định lấy ngày 1/6 hàng năm làm ngày quốc tế bảo vệ thiếu nhi, nhằm đòi chính phủ các nước phải nhận trách nhiệm về đời sống thiếu nhi, đòi giảm ngân sách quân sự để tăng ngân sách giáo dục, bảo vệ và chăm sóc thiếu niên, nhi đồng.
Ngày 1/6/1950, ngày Quốc tế Thiếu nhi đầu tiên đã được tổ chức và sau đó lan rộng ở nhiều quốc gia theo xã hội chủ nghĩa, lúc đó còn gọi là "ngày Đấu tranh cho tương lai hạnh phúc và yên bình cho tất cả trẻ em".
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.
Đăng nhập để tham gia bình luận
Đăng nhập với
Facebook Google