Đã có F0 tử vong, 7 ngày tăng hơn 11.000 ca COVID-19 mới

N.Cường
10:35 - 23/04/2023
Công dân & Khuyến học trên

Thời gian gần đây, số ca mắc COVID-19 mới liên tục tăng "phi mã". Cụ thể, nếu như ngày 11/4, cả nước ghi nhận 183 ca mắc COVID-19 thì ngày 22/4, số ca mắc đã tăng lên là 2.337 và có 123 bệnh nhân đang phải thở oxy, 1 trường hợp tử vong tại Hà Nội.

Đã có F0 tử vong, 7 ngày tăng hơn 11.000 ca COVID-19 mới - Ảnh 1.

Bảng theo dõi số ca mắc mới COVID-19 trong tháng 4/2023. Ảnh: Bộ Y tế

11.006 ca mắc mới COVID-19 trong 7 ngày

Trong thời gian gần đây, số ca mắc COVID-19 mới liên tục tăng "phi mã". 

Cụ thể, nếu như ngày 11/4, cả nước ghi nhận 183 ca mắc COVID-19 thì sang ngày 12/4, số ca mắc mới đã tăng vọt lên con số 261.

Số bệnh nhân F0 tiếp tục tăng "phi mã" trong ngày 13-14/4 với các con số được ghi nhận là 497780.

Ngày 15-16/4, số bệnh nhân mắc mới giảm nhẹ so với ngày 14/4 (780 ca) là 775716 ca mắc COVID-19.

Ngày 17/4, số ca mắc mới đã lên tới 4 con số, cả nước ghi nhận 1.031 ca mắc COVID-19 mới. Theo Bộ Y tế, đây là số ca mắc COVID-19 mới cao nhất trong gần 6 tháng qua.

Ngày 18/4, số liệu thống kê của Bộ Y tế cho thấy có 1.522 ca mắc COVID-19. Trong ngày có 138 ca khỏi, số bệnh nhân nặng tăng vọt lên 102 ca, trong đó có 14 ca thở máy xâm lấn.

Ngày 19/4, Bộ Y tế cho biết có 2.159 ca mắc mới, tiếp tục đà tăng của các ngày trước đó. Trong ngày có 209 bệnh nhân khỏi bệnh.

Ngày 20/4, Bộ Y tế cho biết có 2.461 ca mắc mới, tiếp tục đà tăng của các ngày trước đó. Đây là ngày ghi nhận số mắc cao nhất trong hơn 6 tháng qua. Trong ngày có 245 bệnh nhân khỏi; 109 bệnh nhân thở oxy.

Ngày 21/4, số liệu thống kê của Bộ Y tế cho thấy cả nước có 2.474 ca mắc mới; trong ngày có 206 bệnh nhân khỏi bệnh. Bệnh nhân đang thở oxy là 120 ca, tăng 11 ca so với hôm qua.

Ngày 22/4, bản tin phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế cho thấy có 2.337 ca mắc COVID-19 mới trên cả nước, giảm nhẹ so với ngày trước đó. Trong ngày có 532 bệnh nhân khỏi, cao nhất trong vài tuần qua. 

Như vậy trong 7 ngày gần đây nhất, số ca mắc COVID-19 mới trên cả nước đã tăng thêm 11.0006 ca.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.543.059 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 121/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.651 ca nhiễm).

Đã có F0 tử vong, 7 ngày tăng hơn 11.000 ca COVID-19 mới - Ảnh 3.

Trong ngày 21/4 có 14.642 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Ảnh: VGP

123 bệnh nhân COVID-19 đang thở ô xy 

Theo bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 22/4 của Bộ Y tế, số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 22/4 là 532 ca, nâng tổng số ca được điều trị khỏi COVID-19 ở nước ta kể từ đầu dịch đến nay là 10.616.725 ca. 

Số bệnh nhân COVID-19 đang thở ô xy là 123 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ là 90 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC là 8 ca; Thở máy không xâm lấn là 1 ca; Thở máy xâm lấn là 24 ca; 0 có ca can thiệp ECMO. 

Trong ngày 22/4, cả nước ghi nhận 1 bệnh nhân COVID-19 tử vong tại Hà Nội, nâng tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.187 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 0 ca.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/230 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 141/230 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 29/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).

Hơn 266 triệu liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm

Trong ngày 21/4 có 14.642 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm ở nước ta là 266.142.934 liều.

Trong đó: Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 223.529.911 liều: Mũi 1 là 70.907.772 liều; Mũi 2 là 68.450.862 liều; Mũi bổ sung là 14.343.891 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 52.074.202 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 17.753.184 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 23.964.983 liều: Mũi 1 là 9.130.472 liều; Mũi 2 là 9.021.223 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 5.813.288 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 18.648.040 liều: Mũi 1 là 10.209.043 liều; Mũi 2 là 8.438.997 liều.

Phòng chống dịch COVID-19 trong tình hình mới như thế nào?

Các chuyên gia nhận định số ca COVID-19 gia tăng do miền Bắc đang trong giai đoạn chuyển mùa là điều kiện thuận lợi cho virus phát triển, trong đó có SARS-CoV-2. Bên cạnh đó, còn do tâm lý chủ quan trong phòng bệnh, không sử dụng khẩu trang tại nơi công cộng, khử khuẩn thường xuyên của nhiều người dân. Ngoài ra, tỉ lệ tiêm tại một số nơi còn thấp cũng khiến ca COVID-19 mắc, ca nhập viện có dấu hiệu gia tăng.

Đã có F0 tử vong, 7 ngày tăng hơn 11.000 ca COVID-19 mới - Ảnh 5.

Thông điệp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới. Ảnh: Bộ Y tế

Để chủ động phòng, chống dịch COVID-19. Bộ Y tế gửi đến người dân thông điệp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới, với các biện pháp:

2K (Khẩu trang, Khử khuẩn) + vaccine + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác.

Khẩu trang: Khuyến khích đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng.

Bắt buộc đeo khẩu trang đối với: Người có biểu hiện bệnh viêm đường hô hấp cấp, người mắc hoặc nghi ngờ mắc COVID-19; Tất cả các đối tượng (trừ trẻ em dưới 5 tuổi) khi đến nơi công cộng thuộc khu vực được công bố cấp độ dịch ở mức độ 3 hoặc mức độ 4. Và áp dụng cụ thể với một số địa điểm và đối tượng theo Quyết định số 2447/QĐ-BYT ngày 06/9/2022 của Bộ Y tế.

Khử khuẩn: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh; vệ sinh cá nhân sạch sẽ; vệ sinh môi trường nơi ở, nơi làm việc, học tập.

Vaccine: Thực hiện tiêm phòng COVID-19 đầy đủ và đúng lịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Đồng thời, vẫn cần tiếp tục thực hiện các biện pháp về thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác:

Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của cơ quan y tế.

Tuân thủ các hướng dẫn chẩn đoán, điều trị COVID-19 và khám bệnh khi có các dấu hiệu bất thường sau mắc COVID-19.

Sử dụng các ứng dụng công nghệ theo hướng dẫn của cơ quan chức năng nhằm kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh.

Ý thức người dân: Chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh, không phát tán tuyên truyền thông tin xấu – độc, tham gia và tuân thủ các quy định về hoạt động phòng, chống dịch của cơ quan chức năng.

Các biện pháp khác: Theo hướng dẫn của cơ quan y tế hoặc cơ quan có thẩm quyền tại trung ương và địa phương.

Bình luận của bạn

Bình luận