Tăng khả năng bảo vệ phổi trước COVID-19

Tuyết Mai
06:47 - 22/04/2023
Công dân & Khuyến học trên

Việc tiêm vaccine phòng cúm, phế cầu và ho gà góp phần quan trọng bảo vệ phổi, đường hô hấp, cũng như cải thiện mức độ lây lan cũng như các biến chứng nặng của COVID-19, đặc biệt là với nhóm nguy cơ cao.

Hiệu quả phòng vệ, giảm tỷ lệ tử vong

Theo nghiên cứu mới đây được công bố từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), CDC của Mỹ cho thấy, vaccine cúm không chỉ phòng cúm hiệu quả 70-90%, giảm tỷ lệ tử vong mà còn giúp giảm nguy cơ tăng nặng các bệnh đang mắc, tránh nguy cơ đồng nhiễm virus, vi khuẩn khác.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, việc tiêm phòng vắc xin cúm làm giảm tỷ lệ tử vong do cúm đến 70 – 80% và có hiệu lực bảo vệ lên tới 80% – 90%. Một mũi vaccine cúm có thể giúp giảm 50% nguy cơ nhập viện và 68% tỷ lệ tử vong ở người cao tuổi, 15-45% nguy cơ nhồi máu cơ tim cấp, 46% nguy cơ hen cấp, 58% ở bệnh nhân đái tháo đường.

Tăng khả năng bảo vệ phổi trước COVID-19 - Ảnh 1.

Tiêm phòng vắc xin cúm là biện pháp chủ yếu đề phòng bệnh. Ảnh: VNVC.

Thạc sĩ, Bác sĩ Đoàn Ngọc Quỳnh - Bác sĩ Nhi - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec chia sẻ: "Bệnh cúm là bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao và lây truyền nhanh, bệnh có thể tự hết nhưng có cũng thể chuyển biến nặng, dẫn đến tử vong. Tiêm vắc xin là biện pháp chủ yếu để phòng bệnh".

Tiêm phòng vắc xin cúm là biện pháp chủ yếu đề phòng bệnh, đặc biệt nó có các tác dụng bảo vệ phổi trước tác động của dịch COVID-19 trước nguy cơ lây lan trở lại các ca nhiễm. 

Các vắc xin cúm đã có thời gian kiểm chứng đủ an toàn và có hiệu quả phòng các thể nhẹ và nặng của cúm. Vì vậy việc tiêm chủng các loại vaccine cúm, phế cầu luôn mang lại tác dụng bảo vệ phổi hỗ trợ cho quá trình kháng xâm nhập của các loại bệnh đường hô hấp. 

Theo giới y khoa, hiệu quả bảo vệ của vắc xin cúm phụ thuộc vào tuổi tiêm và đáp ứng miễn dịch của người được tiêm vắc xin, mức độ giống nhau giữa thành phần vi rút của vắc xin và các vi rút hiện đang lưu hành. 

là bệnh nhiễm vi rút cấp tính đường hô hấp với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Ho thường nặng và kéo dài. Có thể kèm theo các triệu chứng đường tiêu hóa (buồn nôn, nôn, ỉa chảy), đặc biệt ở trẻ em. Thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày. Ở trẻ em và người lớn tuổi, người mắc bệnh mạn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc người có suy giảm miễn dịch, bệnh có thể diễn biến nặng hơn như viêm tai,viêm phế quản, viêm phổi, viêm não có thể dẫn đến tử vong. 

Giảm nguy cơ tác động của COVID-19  

BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC dẫn nhiều nghiên cứu cho thấy, với vaccine phòng vi khuẩn phế cầu, người lớn tuổi được tiêm vaccine này có nguy cơ nhiễm COVID-19 thấp hơn 35% so với người lớn không được tiêm chủng.

Tăng khả năng bảo vệ phổi trước COVID-19 - Ảnh 2.

Người lớn tuổi là nhóm đối tượng dễ mắc cúm và nguy cơ diễn tiến nặng nên cần ưu tiên tiêm vắc xin cúm hàng năm. Ảnh: VNVC.

Thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng khác với trẻ em và người lớn cho thấy vắc xin phế cầu có khả năng bảo vệ từ 23-49% chống lại các virus hô hấp liên quan đến viêm phổi, bao gồm cả virus SARS-CoV-2 ở người.  Đặc biệt người trên 65 tuổi đã tiêm vaccine phế cầu  giảm 32% nguy cơ nhập viện và tử vong do Covid-19.

Bên cạnh đó, các vắc xin cúm thế hệ mới và vaccine như 5 trong 1, 6 trong 1, vaccine Quimi-Hib ngừa vi khuẩn Hib, vaccine ngừa bạch hầu –ho gà - uốn ván cũng có thể phòng viêm phổi và biến chứng nguy hiểm của viêm phổi.

Nguồn: VOV