Con đường tơ lụa - phương tiện đầu tiên của toàn cầu hóa nhân loại

Thuỵ Văn
11:20 - 25/07/2023
Công dân & Khuyến học trên

Con đường tơ lụa là phát minh vĩ đại, hình thành từ thế kỷ 19 do nhà địa lý, sử gia người Đức, Ferdinand von Richthofen phát hiện ra vào thời điểm châu Âu bị quyến rũ bởi Phương Đông kỳ lạ. Ngày nay, các học giả cho rằng, mạng lưới huyền thoại về con đường tơ lụa chính là biểu hiện đầu tiên của toàn cầu hóa nhân loại.

"Con đường tơ lụa" - biểu hiện đầu tiên của toàn cầu hóa nhân loại - Ảnh 1.

Một minh hoạ cổ về con đường tơ lụa xuyên Á vào thế kỉ 19. Ảnh: cobis

Con đường tơ lụa - tuyến đường thương mại quốc tế lâu đời nhất trên thế giới

Lần đầu tiên được gọi là Con đường tơ lụa vào thế kỷ 19, tuyến đường dài 4.500 km thực chất bao gồm mạng lưới các tuyến đường dành cho các đoàn lữ hành vận chuyển hàng hóa thương mại giữa Trường An (nay là thành phố Tây An), Trung Quốc ở phía Đông và Rome, Ý ở phía Tây. Ít nhất là hoạt động vận chuyển này đã hình thành từ thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên cho đến thế kỷ 15 sau Công nguyên.

Tuy nhiên, bằng chứng khảo cổ học gần đây đã đưa ra lịch sử thuần hóa một loạt động vật và thực vật, chẳng hạn như lúa mạch làm lương thực, thực phẩm đã chỉ ra rằng thương mại được quản lý bởi các xã hội thảo nguyên cổ đại trên khắp các sa mạc Trung Á đã bắt đầu ít nhất từ 5 đến 6 ngàn năm trước.

Hoạt động này đã sử dụng các trạm và ốc đảo của sa mạc Gobi (Mông Cổ) và vùng núi Pamirs - nơi mệnh danh là "Mái nhà của thế giới" của Tajikistan và Kyrgyzstan. Các điểm dừng quan trọng trên con đường tơ lụa này bao gồm Kashgar, Turfan, Samarkand, Đôn Hoàng và Ốc đảo Merv.

Gần 5 ngàn năm trước, rất lâu trước khi Marco Polo khám phá ra tuyến đường thương mại Đông - Tây rộng lớn của Con đường tơ lụa vĩ đại, nền tảng cho các mạng lưới tương tác xuyên châu Á này đã được hình thành bởi những người du mục di chuyển đàn gia súc đến đồng cỏ trên núi tươi tốt - đây là nghiên cứu mới từ Đại học Washington ở St. Louis.

"Con đường tơ lụa" - phương tiện đầu tiên của toàn cầu hóa nhân loại - Ảnh 2.

Vùng núi Pamirs - nơi mệnh danh là "Mái nhà của thế giới' nằm giữa Tajikistan và Kyrgyzstan. Ảnh: Timur

"Con đường tơ lụa" - phương tiện đầu tiên của toàn cầu hóa nhân loại - Ảnh 3.

Lịch sử thuần hoá động vật phục vụ đời sống con người có thể là nguyên nhân hình thành nên các con đường thương mại liên quốc gia sơ khai trên thế giới. Ảnh: Joel Heard

Để bắt đầu, thuật ngữ kỳ diệu Con đường tơ lụa gồm các tuyến đường bộ và đường biển tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa, văn hóa và ý tưởng. Con đường tơ lụa là phương tiện toàn cầu hóa - đóng vai trò quan trọng trong việc định hình và định hình lại thế giới cổ đại, đồng thời để lại dấu ấn không thể phai mờ đối với các xã hội được liên kết bởi con đường huyền thoại này. Bắt đầu từ Ba Tư và Ấn Độ đến Trung Quốc và La Mã.

Các đồng bằng màu mỡ của Lưỡng Hà, được bao bọc bởi các con sông lớn Tigris và Euphrates đã tạo cơ sở cho các thị trấn và thành phố đầu tiên cũng như các quốc gia có tổ chức đầu tiên. 

Michael Frachetti, tác giả chính của nghiên cứu và là Phó giáo sư nhân chủng học về Nghệ thuật và Khoa học tại Đại học Washington, cho biết: "Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng các chiến lược di chuyển dài hạn của những người chăn nuôi du mục vùng cao đã cấu trúc các tuyến đường di cư theo mùa đến đồng cỏ mùa hè, tương ứng đáng kể với địa lý đang phát triển của sự tương tác Con đường tơ lụa trên khắp các ngọn núi của châu Á".

Nghiên cứu, được công bố trên tạp chí Nature, kết hợp phân tích vệ tinh, địa lý nhân văn, khảo cổ học và hệ thống thông tin địa lý để chỉ ra rằng 75% các địa điểm Con đường tơ lụa cổ đại trên khắp vùng cao châu Á nằm dọc theo những con đường mà mô hình của nó mô phỏng là tối ưu để di chuyển các đàn gia súc đến và đi từ các đồng cỏ núi nguyên sinh.

"Con đường tơ lụa" - phương tiện đầu tiên của toàn cầu hóa nhân loại - Ảnh 4.

Tash Rabat - một pháo đài đổ nát còn lại từ thời trung cổ cho thấy đây có thể từng là quán trọ, trạm nghỉ lữ hành tại vùng Kyrgyzstan.

Cách tiếp cận sáng tạo của nghiên cứu trong việc theo dõi các con đường tiếp nối với nhau bằng đồng cỏ gợi ý một số tuyến đường thay thế đến nhiều địa điểm Con đường tơ lụa đã biết. Nó cũng cung cấp một bản đồ có độ phân giải cao về các tuyến đường quan trọng khác của Con đường tơ lụa mà trước đây chưa được xác định và ít được nghiên cứu, bao gồm một hành lang chưa được khám phá ở cao nguyên Tây Tạng ở phía Nam Đôn Hoàng, Trung Quốc.

Thương mại hàng hóa của con đường tơ lụa  

Lịch sử cho rằng các tuyến đường thương mại bắt đầu vào thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên là kết quả của những nỗ lực của hoàng đế nhà Hán ủy quyền cho chỉ huy quân sự Trung Quốc Trương Khiên tìm kiếm một liên minh quân sự với các nước láng giềng Ba Tư ở phía Tây. Ông ta tìm đường đến Rome, được gọi là Li-Jian trong các tài liệu thời đó. 

Một mặt hàng thương mại cực kỳ quan trọng là lụa được sản xuất ở Trung Quốc và đượcbán rất đắt đỏ ở Rome. Quy trình sản xuất tơ tằm, liên quan đến sâu bướm ăn lá dâu tằm, được giữ bí mật với phương Tây cho đến thế kỷ thứ 6 sau Công nguyên khi một tu sĩ Cơ đốc giáo buôn lậu trứng sâu bướm ra khỏi Trung Quốc.

Mặc dù đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì kết nối thương mại, nhưng lụa chỉ là một trong nhiều mặt hàng đi qua mạng lưới Con đường tơ lụa. Ngà voi và vàng quý giá, các mặt hàng thực phẩm như lựu, nghệ tây và cà rốt đã đi từ phía đông của Rome sang phía tây; từ phía đông đến ngọc bích, lông thú, gốm sứ và các đồ vật được sản xuất bằng đồng, sắt và sơn mài.

Các loài động vật như ngựa, cừu, voi, công và lạc đà đã tham gia vào thực hiện các chuyến hành trình. Quan trọng hơn cả, đây chính là tuyến đường buôn bán nô lệ, từ đó thẩm thấu các công nghệ nông nghiệp và luyện kim, cùng với đó là cơ chế cung cấp thông tin và truyền giáo. Tôn giáo lan rộng trên toàn thế giới chính bằng con đường này cùng với khách lữ hành. 

Con đường tơ lụa - phương tiện đầu tiên của toàn cầu hóa nhân loại - Ảnh 5.

Thành phố cổ Kharanaq, Iran đóng vai trò quan trọng trong hoạt động và sự thành công của Con đường tơ lụa. Ảnh: Mekdec/Getty Images

Con đường tơ lụa khởi sinh cho thương mại toàn cầu đa lĩnh vực?

Các nghiên cứu gần đây đã được thực hiện tại các địa điểm quan trọng dọc theo Con đường tơ lụa tại các địa điểm của nhà Hán như Trường An, Yingpan và Loulan, nơi hàng hóa nhập khẩu cho thấy đây là những thành phố quốc tế quan trọng. Một nghĩa trang ở Loulan, có từ thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên, chôn cất những người đến từ Siberia, Ấn Độ, Afghanistan và Biển Địa Trung Hải. Các cuộc điều tra tại Khu vực nhà ga Xuanquan của tỉnh Cam Túc, Trung Quốc cho thấy rằng có một dịch vụ bưu chính dọc theo Con đường tơ lụa trong thời nhà Hán.

Ngày càng có nhiều bằng chứng khảo cổ cho thấy rằng Con đường tơ lụa có thể đã được sử dụng từ rất lâu trước chuyến hành trình ngoại giao của Trương Khiên. Lụa đã được tìm thấy trong các xác ướp của Ai Cập vào khoảng năm 1000 trước Công nguyên, các ngôi mộ của người Đức có niên đại 700 trước Công nguyên và các ngôi mộ của Hy Lạp vào thế kỷ thứ 5. Hàng hóa châu Âu, Ba Tư và Trung Á đã được tìm thấy ở thủ đô Nara của Nhật Bản. 

Cho dù những gợi ý này cuối cùng có chứng tỏ là bằng chứng chắc chắn về giao dịch quốc tế thời kỳ đầu hay không, mạng lưới các tuyến đường được gọi là Con đường tơ lụa sẽ vẫn là biểu tượng cho việc mỗi quốc gia nỗ lực liên kết với thế giới với nhiều mục đích, đi trước là thương mại, sau đó là bao phủ tầm ảnh hưởng đa lĩnh vực lên quốc gia khác. 

Tiến trình toàn cầu hóa mặc dù hiện đại hóa với nhiều phương tiện công nghệ mới, nhưng cuộc chiến thôn tính thương mại giữa các quốc gia cũng sẽ không dừng lại. Các học giả cho rằng, về bản chất nó cũng sẽ là cuộc mua bán trao đổi hàng hoá, nhân lực, công nghệ mang tính toàn cầu.  

Nguồn: Nature