Cơn ác mộng COVID-19: Tròn 3 năm nhìn lại

N.Cường
18:40 - 09/12/2022
Công dân & Khuyến học trên

Ngày 12/12/2019, tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc đã ghi nhận trường hợp đầu tiên khởi phát viêm phổi cấp do chủng coronavirus mới. Kể từ đó đến nay, sau 3 năm, thế giới đã ghi nhận hơn 652 triệu ca mắc COVID-19, với tổng số ca tử vong lên đến gần 6,7 triệu người.

Sau 3 năm COVID-19 bùng phát tại Trung Quốc, thế giới đã có gần 6,7 triệu người tử vong do đại dịch - Ảnh 1.

Sau 3 năm, thế giới đã ghi nhận hơn 652 triệu ca mắc COVID-19, với tổng số ca tử vong lên đến gần 6,7 triệu người.

Gần 6,7 triệu người đã tử vong do COVID-19

Theo trang thống kê COVID-19 trực tuyến worldometers.info lúc 15 giờ 15 phút ngày 9/12 (giờ Hà Nội), tổng số ca mắc COVID-19 trên thế giới hiện nay là 652.294.393 trường hợp. Tổng số ca đã tử vong bởi COVID-19 là 6.654.472 trường hợp. Tổng số ca đã phục hồi sau khi mắc COVID-19 là 628.277.214 ca.

Tổng số bệnh nhân đang được điều trị là 17.362.707 ca, trong đó, 99,8% (17.325.267 ca) số bệnh nhân mắc COVID-19 trong tình trạng nhẹ và chỉ có 0,2% ca mắc COVID-19 ở trong tình trạng nặng hoặc nguy kịch (37.440 ca).

Về tình hình điều trị, đã có 628.277.214 ca mắc COVID-19 hồi phục và xuất viện, chiếm 99% trong tổng số ca mắc COVID-19 trên thế giới.

Tính đến thời điểm hiện tại, Mỹ vẫn là nước ghi nhận số ca tử vong do COVID-19 cao nhất trên thế giới với 1.109.394 trường hợp, theo sau đó là Brazil với 690.739 trường hợp. Ấn Độ xếp thứ 3 trên thế giới về số ca tử vong do COVID-19 với 530.653 trường hợp. Xếp thứ 4 là Nga với 392.454 ca tử vong do COVID-19; thứ 5 là Mexico với 330.633 ca tử vong do COVID-19.

covid-19 o an do-2.jpg

Người đàn ông trong trang phục bảo hộ đào đất để chôn thi thể nạn nhân COVID-19 ở Gauhati, Ấn Độ, ngày 25/4. Ảnh: AP

Sau 3 năm COVID-19 bùng phát tại Trung Quốc, thế giới đã có gần 6,7 triệu người tử vong do đại dịch - Ảnh 4.

Người đàn ông đứng giữa những giàn hỏa thiêu thi thể nạn nhân COVID-19 tại một lò hỏa táng ở New Delhi, Ấn Độ, ngày 26/4/2021. Ảnh: CNN/Getty Images

Sau 3 năm COVID-19 bùng phát tại Trung Quốc, thế giới đã có gần 6,7 triệu người tử vong do đại dịch - Ảnh 5.

Các tình nguyện viên cầu nguyện trước thi thể của những người tử vong vì COVID-19 trong lễ tang của họ tại một nghĩa trang ở Mandalay, Myanmar ngày 14/7/2021. Ảnh: Reuters

Hơn 43 nghìn người tử vong do COVID-19 ở Việt Nam

Theo bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 8/12 của Bộ Y tế, tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.178 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 ở Việt Nam xếp thứ 26/230 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 139/230 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.

Kết quả giám sát từ ngày 14-20/1/2020, Việt Nam đã phát hiện 3 trường hợp nghi ngờ mắc bệnh COVID-19 đến từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc tại Sân bay Quốc tế Đà nẵng và Sân bay Quốc tế Cam Ranh. Các trường hợp này đã được loại trừ nhiễm COVID-19 và trở về Trung Quốc.

Ngày 23/1/2020, Việt Nam ghi nhận 2 trường hợp nhập cảnh đến từ Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc có biểu hiện bệnh COVID-19. Đây là ca mắc COVID-19 đầu tiên ở Việt Nam.

(Nguồn: Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế)

So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 21/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 3 ASEAN).

Trong ngày 8/12 cả nước có 528 ca mắc mới COVID-19. Đây là số ca mắc mới cao nhất trong 6 ngày qua. Những ngày trước đó, số ca mắc mới ở mức dưới 500 ca, trong đó ngày 4/12 ghi nhận số ca mắc mới thấp với 204 ca.

Đến nay, tổng số người mắc COVID-19 ở nước ta đã khỏi: 10.609.370 trường hợp; trong số hơn 850 nghìn trường hợp đang theo dõi, giám sát có 69 bệnh nhân nặng đang thở oxy gồm: Thở oxy qua mặt nạ: 61 ca; Thở oxy dòng cao HFNC: 2 ca. Thở máy xâm lấn: 6 ca.

Trên 13 tỷ liều vaccine COVID-19 đã được sử dụng 

The dữ liệu từ bản đồ vaccine toàn cầu (Our World in Data) đưa ra, 68,6% dân số thế giới đã được tiêm ít nhất một liều vaccine COVID-19. 

13,04 tỷ liều vaccine COVID-19 đã được sử dụng trên toàn cầu và 2,32 triệu liều hiện được sử dụng mỗi ngày.

24,9% người dân ở các quốc gia có thu nhập thấp đã được tiêm ít nhất một liều vaccine COVID-19.

Sau 3 năm COVID-19 bùng phát tại Trung Quốc, thế giới đã có gần 6,7 triệu người tử vong do đại dịch - Ảnh 7.

Tỷ lệ người được tiêm phòng vaccine COVID-19 tại một số nước trên thế giới, ngày 8/12/2022. Ảnh: Our World in Data

Sau 3 năm COVID-19 bùng phát tại Trung Quốc, thế giới đã có gần 6,7 triệu người tử vong do đại dịch - Ảnh 8.

Số người được tiêm phòng vaccine COVID-19 tại một số nước trên thế giới, ngày 8/12/2022. Ảnh: Our World in Data

Việt Nam đã tiêm gần 265 triệu liều vaccine COVID-19

Theo bản tin phòng chống dịch ngày 8/12 của Bộ Y tế, tổng số liều vaccine COVID-19 đã được tiêm ở Việt Nam là 264.805.830 liều, trong đó:

Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 223.124.896 liều: Mũi 1 là 71.078.701 liều; Mũi 2 là 68.687.786 liều; Mũi bổ sung là 14.497.759 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 51.644.855 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 17.215.795 liều.

Tiến sĩ Angela Pratt, Trưởng Đại diện WHO tại Việt Namhttps://congdankhuyenhoc.vn/who-cac-nuo...

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 23.843.793 liều: Mũi 1 là 9.127.119 liều; Mũi 2 là 8.948.378 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 5.768.296 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 17.837.141 liều: Mũi 1 là 10.163.975 liều; Mũi 2 là 7.673.166 liều.

Theo Tiến sĩ Angela Pratt, Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam: Việt Nam đã xuất sắc thực hiện triển khai trên diện rộng tiêm vaccine COVID-19 liều cơ bản vào năm ngoái, cả về tốc độ và quy mô, trong đó bao gồm cả những nỗ lực nhằm đảm bảo vaccine tiếp cận đến được mọi nơi trên đất nước. Đây là một trong những câu chuyện thành công của Việt Nam, và rộng hơn là của Khu vực Tây Thái Bình Dương, trong ứng phó với COVID-19. 

Sau 3 ngày nhóm họp tại Geneva, Thụy Sĩ, ngày 7/12 Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra thông báo: Dự kiến, các cuộc thảo luận về dự thảo thỏa thuận toàn cầu nhằm đối phó tốt hơn với đại dịch trong tương lai sẽ bắt đầu vào tháng 2/2023.

Trong một tuyên bố, WHO cho biết vào ngày thảo luận cuối, các nước thành viên nhất trí soạn thảo bản dự thảo đầu tiên của thỏa thuận có tính ràng buộc về pháp lý để bảo vệ thế giới khỏi các đại dịch trong tương lai. WHO có kế hoạch trao đổi về dự thảo sơ bộ này vào ngày 27/2/2023.

Nguồn: WHO, MOH, worldometers.info, ourworldindata