Chúng ta cần làm gì để tạo nên "Vũ điệu cuộc sống" của riêng mình?

Ly Hương
09:00 - 13/06/2024
Công dân & Khuyến học trên

Câu nghị luận xã hội đề thi thử tốt nghiệp môn Ngữ văn của Trường Trung học phổ thông Lam Kinh (Thanh Hoá) yêu cầu thí sinh trả lời câu hỏi: Chúng ta cần làm gì để tạo nên "Vũ điệu cuộc sống" của riêng mình?

Chúng ta cần làm gì để tạo nên "Vũ điệu cuộc sống" của riêng mình?- Ảnh 1.

Chúng ta cần làm gì để tạo nên "Vũ điệu cuộc sống" của riêng mình?- Ảnh 2.

Gợi ý đáp án

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.

Câu 2. Các từ ngữ, hình ảnh miêu tả vũ điệu của thiên nhiên trong văn bản: trong veo, múa may, hơn hớn, nô đùa, ngập ngừng, rưng rưng, râm ran…

Câu 3. Tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong các dòng thơ: Cụ thể hóa những nét đẹp trong vũ điệu của thiên nhiên đó là vẻ đẹp vui tươi, trẻ trung, mãnh liệt, đầy sức sống. Làm cho câu thơ sinh động, có hồn, tạo ấn tượng, hấp dẫn.

Câu 4. Luôn biết làm chủ trong mọi tình huống của cuộc sống. Biết tìm sự bình yên trong vòng quay của cuộc đời. Trong hoàn cảnh nào, dù khó khăn vất vả hay sung sướng hạnh phúc đều phải biết trân trọng cuộc sống. Luôn tạo cho mình một tâm thế vững vàng, bình thản trước cuộc đời.

II. LÀM VĂN

Câu 1. Viết đoạn văn (200 chữ) trả lời câu hỏi: Chúng ta cần làm gì để tạo nên "Vũ điệu cuộc sống" của riêng mình?

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Cần làm gì để tạo nên "Vũ điệu cuộc sống" của riêng mình.

- Giải thích: Vũ điệu là điệu nhảy, điệu múa. Vũ điệu cuộc sống là những mảng màu sắc đa dạng trong cuộc sống để giúp cho cuộc đời trở nên ý nghĩa hơn, giá trị hơn.

- Bàn luận:

+ Bản chất của cuộc sống là sự đa dạng, phức tạp vì quy luật cuộc sống là sự vận động không ngừng cho nên cuộc sống luôn có biến động.

+ Nếu coi cuộc sống là một vũ điệu thì mỗi người sẽ là một nhà biên đạo sáng tác ra tác phẩm của mình.

+ Để tạo ra một vũ điệu hay, có giá trị thì chúng ta cần rèn luyện sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần, trí tuệ, tài năng và một tâm hồn đẹp... điều đó phụ thuộc vào sự nỗ lực từng ngày của mỗi người.

Câu 2. Phân tích một đoạn trích trong tác phẩm "Ai đã đặt tên cho dòng sông" từ đó nhận xét về cái tôi tài hoa, uyên bác của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

* Giới thiệu khái quát tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường, tác phẩm "Ai đã đặt tên cho dòng sông" và vấn đề nghị luận

- Nội dung: Sông Hương vùng ngoại vi thành phố Huế:

+ Sông Hương như người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng châu hóa đầy hoang dại. Khi ra khỏi vùng núi, sông Hương như một nàng thiếu nữ được đánh thức bỗng bừng lên sức trẻ và niềm khao khát của tuổi thanh xuân để chuyển dòng liên tục.

+ Hành trình đến với "người tình mong đợi" của sông Hương khá gian truân và nhiều thử thách.

+ Trên hành trình ấy sông Hương phô diễn được những vẻ đẹp độc đáo, đa dạng

+ Sông Hương như một "mệnh phụ phu nhân" khi vòng quanh qua các lăng tẩm, thành quách bộc lộ vẻ đẹp trầm mặc như triết lí, như cổ thi.

- Nghệ thuật: Ngôn ngữ uyển chuyển, giàu hình ảnh, phong phú, giàu chất thơ, sử dụng nhiều biện pháp tu từ như: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ... Có sự kết hợp hài hoà của cảm xúc và trí tuệ, chủ quan và khách quan.

- Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật: Đoạn văn nhẹ nhàng với ngòi bút tinh tế, lối viết giàu cảm xúc, kết hợp giữa miêu tả và tự sự. Bằng sự quan sát tinh tường, tỉ mỉ, trí tưởng tượng phong phú, tác giả đã miêu tả sông Hương từ góc nhìn địa lí, hành trình sông Hương tìm về với Huế như về với "người tình mong đợi". Các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hóa… được sử dụng hiệu quả.

* Nhận xét về cái tôi tài hoa, uyên bác của Hoàng Phủ Ngọc Tường

- Tác giả đã vận dụng tri thức phong phú, hiểu biết sâu sắc về nhiều mặt như địa lý, thơ ca, âm nhạc, hội họa… để làm giàu cho giá trị nhận thức của đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung. Chất thơ thể hiện rõ qua ngôn từ, hình ảnh… tạo nên những câu văn đầy ấn tượng… Vẻ đẹp của sông Hương cùng tài năng của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã tạo nên đoạn văn đậm chất nhạc, chất họa.

- Thể hiện một cái tôi Hoàng Phủ Ngọc Tường thực sự tài hoa, uyên bác và chân thành, tha thiết yêu sông Hương - xứ Huế. Đoạn trích còn thể hiện phong cách sáng tác riêng biệt và đặc sắc của Hoàng Phủ Ngọc Tường: Sự kết hợp giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén và suy tư đa chiều.

Bình luận của bạn

Bình luận